Nay thuộc xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 110 - 111)

Phụ thêm Hồ Quý Ly, và Hán Xương.

Quý Ly tên ngự là Lý Nguyên, tự xét vốn tổ tiên là Hồ Hưng Dật, người Triết Giang (nước Tàu) đời hậu Hán đến làm quan ở Diễn Châu, sau ở lại làng Bào Đột1 châu ấy, đời nào cũng làm chủ trại, cháu 12 đời Hồ Liêm rời đến ở làng Đại Lại, trấn Thanh Hóa, làm con nuôi Lê Huấn, mới đổi ra họ Lê, 4 đời sau đến Quý Ly, làm quan trong triều Trần Nghệ Tôn, lên đến chức Thái sư nhiếp chính, rồi cướp ngôi của nhà Trần, quốc hiệu là Đại Ngu, trở lại họ Hồ; chưa được mấy lâu lại truyền ngôi cho con là Hán Thương, tiếm vị 6 năm, sau cả 2 cha con bị người minh bắt.

Niên hiệu Kiến Tân thứ hai, Quý Ly bắt ép Vua xuất gia đi tu, ở Ngọc Thanh Quan thôn Đạm Thủy, làm bài thơ đưa cho Vua đại ý nói: "Trước đã có vị Vua kèn kém là Hôn Đức và Linh Đức, sao bây giờ không biết sớm tự liệu lấy mình, để phải mệt sức người khác?". Lại mật sai Nguyễn Cẩn đi theo coi chừng, bảo rằng: "Nguyên quân không chết, thì mày nên chết đi". Cẩn dâng thuốc độc lên, nhưng Vua không chết, liền sai Phạm Khả Vĩnh treo cổ Vua lên cho chết.

Quý Ly hội minh thệ ở Đốn Sơn, ngồi ở nhà lầu của Khát Chân, thích khách Phạm Ngưu Tất mưu toan giết Quý Ly, cầm kiếm đứng bên, Khát Chân đưa mắt bảo thôi, nên không làm được việc, Quý Ly thấy trong lòng không yên, đứng lên. Ngưu Tất ném kiếm đi, nói: "Chỉ chết uổng thôi". Việc đó phát giác, lũ Khát Chân hơn 370 người đều bị giết.

Vì việc này mà lùng bắt dư đảng, liền hàng năm không thôi, đi đường nhìn người quen chỉ lấy mắt nhìn, không dám đứng nói chuyện; hành khách có trọ ở đâu, thì hỏi kỹ giấy tờ, thôn xóm đều đặt điếm canh, hỏi xét rất ngặt, trên đường vắng người đi.

Khát Chân người Hà Lương, huyện Vĩnh Phúc, khi đem ra hành hình thì lên núi Đốn Sơn, kêu to 3 tiếng. Chết đã 3 ngày, mặt vẫn như còn sống, ruồi bọ không dám đậu lên. Hiện còn có đền thờ, khi gặp đại hạn, cầu đảo tất được linh ứng.

Quý Ly tự xưng là Quốc tổ Chương hoàng, mặc áo màu bồ hoàng. Ở Nhân Thọ cung, (hãy còn xưng là Dư, chưa dám xưng là Trẫm), Nguyễn Dụng Phủ, người làng Cổ Đằng, trấn Thanh Hóa, đưa thư nói: "Chương hoàng là danh hiệu gì? Bồ hoàng là màu áo gì? Đối với Tiên đế làm sao ?". Quý Ly bắt giam vài ngày lại tha.

Quý Ly hung hăng đến thế, mà trước khi có Bùi Mộng Hoa chê bai, đây lại có Nguyễn Dụng Phủ trách móc, hai người này có khí tiết ngang tàng, Quý Ly không dám giết hại, là vì những kẻ loạn tặc trong lòng vẫn sợ sệt, mà người trung hưng thì đã có trời giúp cho được an toàn.

Quý Ly muốn lấy Hán Thượng làm Thái tử, mà chưa quyết định hẳn, mượn cái nghiên đá làm câu đối rằng: "Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân vi vũ dĩ nhuận sinh dân"2, bắt các con đối, để xem chí khí thế nào; người con cả là Nguyên Trừng biết được ý của Quý Ly mới đối rằng: "Giá tam thốn tiểu tùng tha nhật tác đống tác lương kham phò xã tắc"3, để tỏ ý mình chỉ đáng làm người giúp việc thôi, Ư thị Quý Ly mới lập Hán Thượng làm Thái tử, bắt ép vua phải truyền ngôi cho, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu.

Quý Ly thi Thái Học sinh, các ông Nguyễn Trãi, Lý Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, Nguyễn Thành đều dự trúng. Bài phú là Linh Kim Tàng, học trò xin giảng nghĩa đầu đề, có sự tích xưa nay hay không? Duy có Bùi Ứng Đẩu lấy câu Chi ngôn nhật (?) của Tôn Hà Khoa triều Tống trả lời, và giảng nghĩa.

Quý Ly giao hết ngôi vua cho Hán Thương tự xưng là Thượng hoàng, hai cha con cùng giữ chính quyền; sai sứ sang báo với nhà Minh, nói rằng họ Trần hết người rồi, Hán Thương là cháu ngoại vua Minh Tôn quyền giữ việc nước. Vua Minh sai sứ sang hỏi các kỳ mục nước ta xem con cháu nhà Trần còn

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)