ANH TÔN HOÀNG ĐẾ

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 58 - 59)

Vua tên là Thiên Tộ, con trưởng vua Thần Tôn, làm vua được 37 năm. Trong khi lập con nọ phế con kia mà không hoặc về lời người đàn bà, biết gửi con cho người bầy tôi hiền cũng xứng đáng là vị vua biết trách nhiệmcủa mình. Nhưng mà không biết phân biệt kẻ gian tà, không xét công minh việc hình phạt, đến nỗi có thiên tai luôn luôn, giặc cướp,nổi lên, chính sự bỏ bê, là đáng chê trách.

Niên hiệu Đại Định thứ nhất, kẻ đi bói là Thân Lợi tự xưng là con vua Nhân Tôn, tụ đảng chiếm cứ hai châu Thượng Nguyên, Hạ Nông khởi loạn, tiếm xưng là Nam Bình Vương, nói rêu rằng nó có thuật dụng binh giỏi, để uy hiếp các động Mán ở bên giới, ai cũng phải sợ, nôn nao; quan ở biên giới dâng thư tháo cấp, vua xuống chiếu cho Lưu Vũ Xưng, Hứa Viên đem quân đến đánh, đóng quân ở sông Bác Đà, gặp toán thủy quân của tên Lợi đánh nhau, Vũ Xưng thua; tên Lợi thừa thế xua đuổi cả nhân dân Châu Vĩnh Thông và Cảm Hóa đến đánh phủ Phú Lương, vây hãm thành phủ, kéo quân về cướp kinh đô. Vua sai quan Thái úy Đỗ Anh Vũ đem quân ra cự chiến, gặp quân giặc ở Quảng Dịch, quân Lợi thua chạy, đuổi đến sông Nam Hán, bắt được tên thủ lĩnh là Dương Mục, Chu Ái, đóng cũi giải về kinh đô, tên Lợi chạy thoát được thân, chaạy đến châu Lục Linh, quan Thái phó Tô Hiến Thành bắt được tên Lợi, báo tin lên vua biết. Vua ngự ở đền Thiên Khánh nhận tù binh, chém đầu tên Lợi, và các tên thủ mưu 20 người, người nào bị bắt phải theo gặc, thì tha cho hết, xuống chiếu chiêu tập dư đảng của giặc cho về an nghiệp.

Niên hiệu Thiệu Hưng thứ nhất, đời Tống, quan tỉnh Quảng Tây nói rằng: "Vua Nhân Tôn nhà Lý có người con của cung thiếp sinh ra, không nhận là con, mà lập vua Thần Tôn. Người cung thiếp ấy chạy sang Đại Lý, đổi tên là Trí Chi. Khi vua Thần Tôn mất, Đại Lý cho Trí Chi về nước muốn tranh ngôi vua với Anh Tôn, xin mượn quân của nhà Tống, quan tỉnh Quảng Tây đưa việc ấy tâu lên, vua Tống xuống chiếu khước từ. Chắc rằng Trí Chi với Thân Lợi là một người, sự trần tình để xin nhà Tống cho việc binh, là nói dối để lừa nhà Tống đó".

Lưu Vũ Xưng dâng con hươu trắng.

Một đời nhà Lý, chính sự phần nhiều rộng quá và bỏ bê, xem như Văn Trịnh mưu làm phản mà không bị chết. Vũ Xưng thua trận mà không bị tội, nhất vị nín lặng, chả trách Anh Vũ hống hách chuyên quyền được.

Cầm ruộng trong 20 năm được chuộc, ruộng tranh nhau trong 20 năm được thưa kiện, có thửa ruộng bỏ hoang bị người canh tác mà phải tranh kiện, không được để quá một năm. Ruộng đã đoạn mãi mà đã có văn khế hay khoán ước thì không được chuộc. Ai trái lệ này thì bị tội 80 trượng.

Vua cấm giết trâu riêng, có tế tự phải tâu xin, chờ có chỉ cho mới giết. Ba gia đình là một Bảo, người trong Bảo biết mà không cáo giặc, cũng bị tội như người giết riêng.

Vua sai xây dựng các đền thờ thần.

(Các đền thờ như là: núi Tản Viên, Bố Cái, Ông Nghiêm, Ông Mẫu v.v.).

Người có yêu thuật của nhà Tống là Đàm Hữu Lượng trốn vào châu Tư Lang, nói dối là đi sang sứ, dụ người nước ta đưa đồ đảng đến cướp châu Quảng Nguyên. Khi bấy giờ Nam, Bắc thông hiếu với nhau đã lâu, chợt nghe có biên báo, triều đình không hiểu ra sao, vừa gặp Ty án sát Quảng Tây đưa văn thư ước hẹn cùng ta đuổi bắt Hữu Lượng, liền sai lũ Dương Tự Minh đánh bình được, bắt được Hữu Lượng hơn 20 người giao trả cho nhà Tống, quan Tri châu Ung của Tống là Triệu Nguyên nhân lũ Hữu Lượng đem chém cả.

Vua xuống chiếu kén người bổ sung vào Cấm quân, chỉ kén người ở lộ lớn, không được lấy người cô độc.

Vua ra lệnh cấm người Mán Lào ở 2 trấn Đại Thông, Quy Nhân vô cớ không được vào kinh đô. Vua cho lập ra trang Vân Đồn1. Khi bấy giờ thuyền buôn 3 nước Qua Oa, Lộ Lạc, Tiêm La vào trú ở Hải Đông để buôn bán, có nhiều đồ quí báu của xứ họ, tiến lên Vua, Vua sai lập ra trang Vân Đồn cho các người buôn ấy ở. (Hiện nay châu Vạn Ninh, có phủ Lương An đều người buôn xứ Bắc ở cả, có từ trước).

Nguyễn Dương lập mưu giết Anh Vũ, không xong, tự tử chết. Khi bấy giờ vua còn nhỏ tuổi, Anh Vũ giữ cả việc nội ngoại, ra vào cung cấm, thông gian với bà Lê Thái hậu. (Anh Vũ người đẹp, khéo múa hát, đời vua Thần Tôn được vào hầu gần Vua, bà Lê Thái hậu yêu tiếng hát và sắc đẹp, muốn tư thông với y đã lâu, đến lúc ấy sửa lại cung Quảng Từ làm rất xa xỉ đẹp đẽ, ngày đêm ăn nằm với Anh Vũ mà Vua không biết) nhân cậy có bà Thái hậu yêu lại càng kiêu quá, ở triều đình mà khoa tay nói lớn, sai khiến các quan như sai tôi tớ. Vũ Đới, Dương Tự Minh định kế đánh Anh Vũ, gọi quân sĩ hô lớn rằng: "Anh Vũ làm hung ác, xấu xa, khắp trong ngoài đều biết, lũ thần xin giết y đi". Có chiếu xuống bắt Anh Vũ giam vào ngục, giao quan Đình Úy tra án đó, bà Thái hậu sai người đưa rượt thịt giấu kín vàng bạc vào trong đó, để hối lộ cho Vũ Đới; Nguyễn Dương biết chuyện đó, bảo Đới rằng: "Làm sao anh lại tham của hối lộ mà không tiếc gì đến tính mạng" bèn cầm giáo toan đâm. Đới cướp đượccây giáo, ngăn đi nói rằng: "Tội Anh Vũ đáng chết, phải chờ mệnh lệnh của vua, không nên tự chuyên". Dương giận lắm, nói đến cứt đái với Đới và nói: "Vũ Đới tất chết về tay Anh Vũ, đừng hốt rằng ta không bảo trước"; nó xong biết rằng mình cũng không khỏi chết, bèn nhảy xuống giếng tự tử. Vua xét việc án Anh Vũ, phát đày đi xa, làm kẻ làm ruộng, bà Thái hậu lo buồn, lập ra đại hội luôn, xá cho các tội nhân, mong Anh Vũ được dự vào số đó, quả nhiên vì xá tội luôn mà Anh Vũ lại phục chức như cũ, lại cũng được yêu thêm, không kiêng sợ gì, vẫn nghĩ kế báo thù, mật tâu vua rằng: "Trước kia Vũ Đới vô cớ chạy vào cung cấm, tội đó lớn lắm; nếu không trừ sớm đi, sợ lại sinh ra biến loạn". Vua không xét biết gì, liền y theo lời tâu. Anh Vũ lập tức sai Phụng quốc Vệ úy (là người riêng của y đưa vào để tiện sai khiến) đến bắt Đới chém ngay, lũ Dương Tự Minh thì bày đi nơi châu xa khí hậu độc.

Dân đói lớn, một cân gạo trị giá 70 đồng tiền.

Cấm kẻ yêm tự (bị thiến) không được thiện tiện vào cung vua, các quan triều không được đi lại nhà các vị Hầu, ở trong cung cấm không được tụ năm tụ ba bàn nói chê bai, phụng mệnh hộ vệ ở trong cung vua, không có chiếu thư mà thiện tiện mang binh khí đi qua nơi địa đầu, đều bị tội.

Sử thần bàn rằng: Cái kế của bà Lê Thái hậu phòng người ta cũng chu đáo, nhưng mà tiếng xấu đã rõ rồi, không che giấu được, sợ rằng tiếng xấu ấy thấu đến ngoài, không che giấu được, có kẻ nghĩa

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)