Quách Tử Nghi, danh tướng đời Đường.

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 88 - 90)

biểu, rồi sau mới tuyên đọc; tuy ở trước mặt quốc vương nhưng lấy tiếng là lạy chiếu của Vua, tỏ ra là sứ thần không chịu khuất. Sau này các sứ thần ta không lạy vua Chiêm, từ Nhữ Hài trước tiên.

(Trong sử chép: Con trai đẻ ra có 2 đầu và con gái mới đẻ ra cũng có 2 đầu, là vì nhà Trần lấy vợ người cùng họ, âm dương không phải lứa đôi, nên có tai biến lạ như thế).

Thi cống sĩ, lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ trạng nguyên, (Đĩnh Chi người Chí Linh, tổ là Hiển Tích đỗ khoa Thái Học sinh năm Bính Dần đời vua Lý Nhân Tôn). Bùi Mộ đỗ bảng nhãn (người Thanh Oai), Trương Phóng (người Thanh Hóa) đỗ Thám hoa. Cách thi: Thơ thì dùng ngũ ngôn trường thiên, phú thì 8 vần, kỳ thứ 3 thi chế, chiếu biểu, kỳ thứ 4 thi văn sách. Lấy đủ 3 vị đầu, được dẫn ra Long môn, Phượng thành chơi phố phường 3 ngày (Đĩnh Chi thông minh tuyệt vời, mà tướng người thì thấp và xấu, vua hiềm rằng mặt quá xấu, ông liền làm bài phú Ngọc tỉnh liên để tự ví mình với sen).

Thể lệ cũ: Người cầm quyền đều dùng người tôn thất, duy đến đời vua thì không kể gì đến thân hay sơ, nếu khôngcó tài thì không dùng làm chấp chính. Như Đoàn Nhữ Hài là người học trò, có tài mà không hiềm cất lên mau chóng, được làm chức Trí khu mật viện.

Trước Thượng hoàng đi sang Chiêm Thành còn hứa gả Công chúa cho vua Chiêm là Chế Mân, đến lúc ấy vua Chiêm sai Chế Bồ Đài dâng biểu, tiền vàng và lấy 2 châu Ô và Lý làm lễ cưới, Vua gả Huyền Trân Công chúa cho vua Chiêm (Việc này các triều thần đều nói là không nên, duy có Đạo Tài chủ trương là phải, nên người đời bấy giờ lấy việc Chiêu quân mà làmthơ chế giễu).

Nhà Trần quen làm lối này, cốt được lợi trông thấy, đưa má phấn đánh đổi lấy tràng thành, việc gả Ngoạn Thiềm cho Nguyễn Nộn, gả Thiên Tư cho Thoát Hoan, đều lối gả ấy cả. Nhà Trần được Ô Châu và Lý Châu, đổi tên là Thuận Hoá, La Thủy đổi là Hồng Đà Bồng, người dân nơi ấy không phục, mới sai Nhữ Hài đến tuyên báo cho biết đức ý nhà vua, để vỗ về cho yên.

Sau vua Chiêm Thành mất, theo tục nước ấy, bà Hoàng hậu phải vào hỏa đàn chết theo, vua sai Khắc Chung đến viếng, nói thác là Hoàng hậu phải ra bờ biển chiêu hồn, rồi rước linh về, thì khi vào hỏa đàn mới có người chủ trương, người Chiêm tin là thật; đến khi ra ngoài biển, Khắc Chung đem thuyền cướp rất nhanh bà Huyền Trân về. Nhân vì thế hai người tư thông với nhau, đi đường biển cho thật chậm, hơn một năm mới về đến nơi. Hưng Nhượng thấy thế ghét lắm, mắng rằng: "Người này để trong nước là không hay, tên nó là Khắc Chung có lẽ nhà Trần ta hết đời vì người này chăng?".

Ngày sóc tháng 11, mặt trời có vầng tròn hai vòng trong 3 ngày.

Thượng hoàng mất ở am Ngọ Vân (tự hiệu là Trúc Lâm Đầu đà Điều ngự Giác hoàng), xưa kia Thượng hoàng xuất gia, ở ngọn Tử Tiêu Phong núi An Tử (tự hiệu là Trúc Lâm Đại sĩ), chị gái là Thiên Thụy đau nặng, tự đi xuống thăm và nói nếu chị ở cõi âm, xin hãy đợi em. Rồi về núi, đem hậu sự dặn Pháp Loa, ngồi yên lặng hóa đi. Quả nhiên mất cùng ngày với bà Thiên Thụy, Pháp Loa rước lên hỏa đàn, cháy còn lại 1000 hột xá lỵ, rước về kinh đô, vua lấy làm ngờ, quần thần xin bắt tội Pháp Loa; Thái tử Chiêm (9 tuổi) hầu ở bên, hốt nhiên trong bọc có vài hột đưa ra xem, kiểm lại trong hộp thiếu số hạt ấy, Vua cảm động khóc, không có ý nghĩa gì nữa.

Thượng hoàng học thức yên bác, rất uyên thâm đạo Phật, có làm ra sách: Thiết chủy ngữ lục, Tăng già toái sự, Thạch Thất ngũ ngữ, còn truyền lại ở đời. Vua Nhân Tôn đề câu kệ ở chùa Cổ Chân rằng: "Thế số nhất tức mặc thời tình lưỡng hải ngân, ma cung hồn quản thậm, Phật quốc bất thăng xuân". Có một hôm, ở am Ngọc Vân Thượng hoàng giục triệu ngay Bảo Lỵ, khi Bảo Lỵ đến Doanh Tuyền, thấy hai con rồng vàng, lấy làm lạ, vua Nhân Tôn nói: "Ta sắp đi đây, sao ngươi lại đến muộn thế"? Ngày sóc tháng 11 trời đất âm u, mưa to, vượn kêu gào, chim hót thảm thương, đến nửa đêm, sao sáng vằng vặc, vua Nhân Tông hỏi là giờ gì? Trả lời là giờ Tý, Vua nói đó là giờ ta đi; lấy tâm ấn trao cho Pháp Loa, liền nằm hóa ở am Ngọa Vân. Lại trong năm Trùng Hưng, tạc bia ghi chép các việc, thế là qui mô đi tu có ước định sẵn, xếp đặt yên cả. Vả trong văn bia nói tiên đế thế nhà Trần vốn người An Sinh, huyện Đông Triều, sau di cơ đến Tức Mặc, cho nên lấy đất An Sinh làm nơi tu hành, đó là tâm pháp truyền đời của nhà Trần.

Vua Nhân Tôn lấy thân người ta là hình thể của trời đất tạo cho, không luyến tiếc gì, nên lúc sắp hóa mọi việc giao phó cho các tăng, không một lời nào nói với Tự Hoàng. Lại có chỗ nói: "Vị Chân

Nguyên Thượng nhân xếp hàng 3 vị tổ là: Vua Nhân Tôn là Thích Già tái thế, Pháp Loa là Già Diệp, Huyền Quang là A Nàn1.

Điều Ngự2 trút áo rồng, bỏ ngai vàng mà thế phát tu hành ở trên núi, tịch tĩnh mà chứng được nhân thừa dứt trần tục mà thành được chính giác; cùng Pháp Loa có duyên từ mấy đời, từ khi gặp được nhau ở Nam Sách, rồi cho tên là Thiện Lai, đi theo thụ giới là thuyết pháp, tham thiền vãng cảnh ở các nơi Linh Sơn, Long Động, Sùng Nghiêm, Vân Mộng, thoát hết phiền não mà đến cõi thanh tĩnh, giữ được phẩm hạnh cao, ngộ được chân lý, hết thẩy vinh hoa phú quý ở đời không vật gì làm cho động tâm; thế nên vua Nhân Tôn xuất gia lên ở núi, vui về sự hóa thân ở am Ngọa Vân; Pháp Loa thì quên hết lợi thế di chúc, hỏa hòa rồi mới tâu vua biết, người đời đều khen là đạo đức cao mà tin lòng, vua Anh Tôn cũng phải kính trọng mà không nỡ bắt tội.

Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Nguyên mừng vua Nguyên mới lên ngôi (Nguyên Võ Tôn mới lên). Đĩnh Chi người thấp bé, người Nguyên khinh bỉ. Trong phủ Tể tướng nhà Nguyên có bức tranh thêu chim sẻ vàng đậu trên cành trúc. Đĩnh Chi kéo con chim sẻ xuống xé nát ra, người Nguyên hỏi cớ sao? Ông nói: "Cổ nhân có vẽ mai và tước, chưa thấy vẽ trúc và tước (sẽ). Trúc là quân tử, tước là tiểu nhân, bức trướng thêu này là đưa tiểu nhân đặt lên trên quân tử, nên tôi vì Thánh triều mà trừ mối tệ ấy đi. Đến khi vào chầu, có người ngoại quốc dâng cái quạt, ông phụng mệnh làm bài minh vào cái quạt, sứ thần nước Triều Tiên làm xong trước, có 4 câu, 16 chữ, Đĩnh Chi trông thế bút viết, biết được bài của sứ thần Triều Tiên rồi, liền theo ý mà làm phiên câu văn đi, lại dẫn thêm 3 câu ở trong truyện làm câu kết, được khen thưởng hơn, đủ biết ông có tài và nhanh lắm, người Nguyên càng thêm thán phục.

Bài minh của sứ Triều Tiên:

Uẩn long trùng trùng, Y Doãn, Chu Công. Vũ tuyết thê thê, Bá Di Thúc Tề3.

Bài của Đĩnh Chi:

Lưu Kim thước thạch thiên địa vi lô, nhĩ ư tư thời hề Y Chu cự nho; Bắc phong kỳ thê vũ tuyết tái đồ, nhĩ ư tư thời hề Di Tề ngã phu. Y, dụng chi tắc hành, xả chi tắc làng, duy ngã dữ nhĩ hữu thi phù4.

Khi rước di hài vua Nhân Tôn về táng ở Đức Lăng, lúc tử cung5 sắp đưa ra, người xem chật cả cung, lấy roi mà mở lối đi cũng không được, vua sai Trịnh Trọng Tử dẹp mở đường. Trọng Tử đến sân rồng gọi đạo quân Long Dực hát khúc Long Ngâm, dân chúng kéo đến đó xem, cung điện mới rộng chỗ đi được, lại lấy những câu hát ở dọc đường, phổ vào khúc hát, làm cho có tiếng hát liền mãi, không cần phải truyền bảo gì, mà khi đi lên, đi xuống, quanh chuyển, không còn lo nghiêng lệch nữa. Người đời bấy giờ khen là có xảo tứ.

Xá lỵ của vua Nhân Tôn chia làm hai phần: một đưa về táng ở Đức Lăng, một thì để ở tháp An Tử. Có thày tăng chùa Siêu Loại là Trí Thông đốt tay cháy từ bàn tay đến cánh tay, cứ ngồi nghiễm nhiên không đổi sắc mặt. Vua Nhân Tôn hỏi, trả lời rằng: "Thần đốt đèn đó", lửa tắt rồi về tăng viện ngũ kỹ, đến khi thức dậy chỗ phỏng lên đều khỏi cả. Đến lúc ấy xá lỵ vua Nhân Tôn đưa để ở bảo tháp, thày tăng ấy liền lên núi hầu hạ.

1 3 vị này gọi là Trúc Lâm tam tổ.

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)