Cửa Bố Hải tức là Cửa Bo, nay là vùng thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 47 - 50)

Đời nhà Chu có hình pháp bát nghị và tam xá. Lời chiếu này của vua Thái Tôn có thể nói là có lòng bất nhẫn; duy Thái tử ở trong cung thì làm Giám quốc, đi ra ngoài là Phủ quân, việc xét tự tụng không phải là chức sự của Thái tử.

Vua cho tô hơn 1000 pho tượng Phật, khánh thành, đặt hội La Hán ở trong sân rồng. Đại xá, tha những người bị tội phát lưu.

Vua xuống chiếu các thứ thuế của dân nộp vào công quỹ 10 phần lấy riêng ra một phần, gọi là hoành đầu, cũng như hiện nay ngoài số thuế có tiền bút chỉ.

Nùng Trí Cao lại chiếm cứ châu Thảng Do, đổi tên châu ấy là Đại Lịch quốc, Vua sai quân đi đánh, bắt sống Trí Cao đưaa về kinh đô. Vua thương y có anh và cha đều bị giết, nến tha tội cho y, lại được làm quan ở Quảng Nguyên (nay là Quảng Uyên)1 như cũ, lại thêm cho các động Lôi Hỏa, Bình An và cho được mang ấn.

Trí Cao là tên gian ác, theo lốt phản bội cũ của cha anh nó, đã tha tội, lại còn cho thêm đất, sự thưởng và phạt thật không có pháp luật gì. Đến lúc nó làm rối ở biên giới, thì lại bảo nó là việt trợ cho nước láng giềng, có khác gì thả con hổ cho cắn người ta, rồi sau lo cứu dần dần; là vì mê đắm về lòng nhân nhỏ mọn của nhà Phật, mà quên mất đại nghĩa làm việc nước đó.

Vua xuống chiếu: "Có người nào ẩn giấu người Đạn Nam thì bị tội".

Triều Lý tra xét số nhân khẩu rất là tường tế, nghiêm ngặt; dân đinh đến 18 tuổi thì biên vào sổ vàng, gọi là hoàng nam, 20 tuổi gọi là đại nam; quan, chức, đô chủ quản, cấm quân, chỉ được nuôi một tên hoàng nam làm đứa ở, nếu có ẩn giấu người đại nam thì quan, chức, đô 3 người ấy bị tội như nhau. ]

Vua bảo các người tả hữu rằng: "Tiên đế thăng hà đã 16 năm nay, nước Chiêm Thành chưa có cho một sứ thần nào sang nước ta, có phải là oai đức của Trẫm chưa đến nước ấy, hay là chúng ta cậy có núi sông hiểm trở đó chăng?. Quần thần thưa: "Đức tuy đã có đến chúng mà oai chưa được rộng". Vua cho là phải.

Vua xuống chiếu đóng tàu chiến tên là Long, Phụng, Ngư, Xá; gặp lúc ấy cái thuẫn (lá chẵn) của vua ở điện Trường Xuân tự nhiên rung động, Vua mới xuống chiếu cho quần thần hội bàn, đều nói: "Cái thuẫn là binh khí, chim loan bay lượn trước khi có gió, đá đổ mồ hôi trước khi có mưa. Nay sắp đánh Chiêm Thành mà cái thuẫn tự động trước, đó là thần và người hợp ý nhau, nên vật loại tương ứng như thế, chả còn nghi ngờ gì nữa". Vì thế Vua chinh đi đánh Chiêm Thành, quân đóng ở cửa biển Đại Ác sóng gió im lặng, quân đi qua cửa biển được thuận lợi, Vua xuống chiếu đổi cửa biển ấy làm cửa Đại An. Đi đến núi Mi Cô, có đám mây đỏ nâng đỡ mặt trời, đi qua vịnh Hà Não, có đám mây che trên thuyền ngự. Trong ngày ấy nhờ có gió vượt qua được 2 bãi cát dài, đi thẳng đến cửa biển Tư Dung (có tên là Ô Long, thuộc huyện Hương Trà, đất Thuận Hóa, eo biển hiểm ác, núi non khuất khúc, rất cao. Vua Trần Nhân Tôn gả Huyền Trân công chúc cho vua Chiêm, thuyền đậu ở đó, nhân thế đổi tên gọi là Tư Dung. Sau Mạc Đăng Dung lấy cớ đồng âm với tên y, lại cải tên là Tư Khách, cửa đó tức là cửa Thuận An ngày nay), có con cá trắng nhảy vào thuyền ngự. Được tin Chiêm Thành bầy trận voi ở nam ngạn sông Ngũ Bồ, Vua sai bỏ thuyền lên bộ mà đánh, quân Chiêm tan vỡ, Quách Gia Di chém vua nó là Xạ Đẩu đem dâng, vua kéo quân vào thành Phật Thệ, bắt cung nữ cuả Xạ Đẩu, kén lấy người nào giỏi hát và biết múa điệu khúc Tây thiên. Quân về đến Lý Nhân, triệu Mị Ê là vợ Xạ Đẩu lên hầu Vua. Mị Ê từ chối nói: "Tôi là đàn bà quê, vợ tên mán mọi, không được bằng Cơ Khương, gặp buổi nước mất, chồng chết, tự phận chỉ còn một cái chết nữa thôi". Lập tức lấy chăn quấn mình rồi nhảy xuống nước mà chết. Vua khen là người trinh tiết, phong cho làm Hiệp chính Hựu thiện phu nhân (cư dân ở nơi bà ấy chết, cứ đêm nghe có tiếng khóc ở bên sông, ngày một thấy rõ linh ứng, mới lập đền thờ ở nơi ấy). Vua về đến kinh đô đem tin thắng trận cáo Thái miếu, ban tiệc rượu thưởng công. Quần thần dâng tôn hiệu lên Vua, và xin đổi niên hiệu Thiên Cảm Thánh Vũ. Mùa đông năm ấy lại được mùa lớn, Vua xuống chiếu nói: "Vì đưa quân đi đánh nơi xa,

1 Nay thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

làm ngăn trở việc nhà nông, có ngờ đâu lại được mùa lớn. Vậy tha cho dân một nữa thuế phải nộp, để vui lòng những người lặn lội xa xôi".

Vua cho đặt ra nhà trạm Hoài Viễn ở bờ sông Gia Lâm, để làm nơi nghỉ cho sứ thần ngoại quốc (tức nhà sứ thần quán Gia Quát ngày nay).

Vua sai chế ra cái xe Thái Bình, sơn thếp bằng vàng mui xe lợp lụa bắt voi kéo. Vua sai Phùng Trí Năng đi đánh Ai Lao.

Tổ tiên Ai Lao là người đàn bà, tên là Sa Đài, trên núi Lào, lội xuống nước bắt cá, xúc chạm vào cây gỗ chìm, rồi có mang thai, sinh ra con trai, sau cây chìm đó hóa ra con rồng ra sông. Nhân vì con rồng liếm vào lưng con trai ấy, người trong bộ lạc đều nhấn vẽ vào thân, giống như áo vẽ rồng. Đời Vĩnh Bình nhà Hán, vua nước ấy là Hiền Lật Liễu Báo, xin phụ thuộc vào Trung Quốc, bấy giờ mới thông hiếu với nước Tầu. Vua Minh Đế đặt đất ấy làm 2 huyện Ai Lao và Bác Nam (tức là Vân Nam). Đất đó có rất nhiều bộ lạc, đều gọi là Lào. Tục xứ đó lấy vải quấn quanh mình, rồi vào chùa để tránh quân thù, không có chữ nghĩa, chỉ lấy lá cây ghi các việc.

Nùng Trí Cao chiếm cứ động Vật Ác làm phản, vua đánh không được.

Trí Cao chiếm cứ châu An Đức, tiếm xưng là Nam Thiên Quốc, đổi niên hiệu là Cảnh Thụy, liền đến cướp Ung Châu của nhà Tống, bắt được người Tống và Nghiên Mân, được biết hư thật của Trung Quốc. Mân bảo Trí Cao xin nội thuộc Tống, dâng biểu cống các sản vật, khi bấy giờ Tống đương hòa thuận với nước ta, lấy cớ Quảng Uyên là đất thuộc nước ta, từ khước không nhận. Trí Cao bên ngoài thì xin nội thuộc Tống không được, nói đổ là bị nước ta đánh riết, nhân thế đem đồ đảng mưu cướp đất biên giới Tống. Một hôm y đốt hết sào huyệt, nói dối dân chúng rằng: "Của chức góp bao lâu nay, bị trời đốt hết, không còn gì để sống nữa, cùng kế lắm rồi, phải đánh lấy Châu Ung nước Tàu mà làm vua". Nói rồi y liền đốc xuất quân đánh Ung Châu. Trí Cao chỉ muốn làm thuộc quốc của Tống, để chống cự nước ta; đến khi quẫn bách quá, lại sinh lòng cắn trộm để cầu may. Lấy được Ung Châu rồi, tiếm xưng là Nhân Huệ Hoàng Đế, đổi niên hiệu là Khải Lịch. Đất biên giới Tống được hưởng thái bình đã lâu, không phòng bị gì, cho nên Trí Cao đánh một trận đã được to, đến đâu cũng đều đắc chí; người Tống lo lắm. Địch Thanh khảng khái xin đánh, vua Tống cho làm Tuyên Huy sứ, nhậnt tiết việc đi đánh. Trí Cao cự chiến bị thua, mới đốt thành, đương đêm trốn chạy sang phủ Đại Lý, quan ở phủ Đại Lý chém đầu Trí Cao đóng hòm dâng lên vua Tống. Họ Nùng tuyệt diệt. Trước vua Lý xin với Tống đem quân trợ chiến, vua Tống đã cho. Địch Thanh nói: "Nhờ quân nước ngoài để trừ nạn trong nước, không phải là kế hay. Có một Trí Cao, mà hai tỉnh Quảng không đủ lực đánh nổi phải nhờ quân nước ngoài, nếu nước ngoài ấy lại làm phản thì lấy gì chống đỡ?". Vua Tống xuống chiếu đình chỉ viện binh của nước ta. Đến khi Trí Cao bại, mẹ nó là A Nùng lại thu nhặt dư chúng vào cướp, nhà Tống sai Duy Tĩnh đánh úp giết được, từ đấy hai động Vật Ác và Vật Dương lại thuộc vào Tống.

Vua sai đặt ra đàn Xã tắc, để 4 mùa cúng tế cầu cho được mùa. Vua đặt ra tùy xa Long Quân (đạo Long Quân theo xe vua).

Vua sai đặt cái chuông lớn ở sân rồng; dân có sự oan ức gì thì đánh chuông ấy lên, để thấu đến tai vua.

Có con rồng vàng hiện ra ở Thụy Minh Các, quần thần đến mừng Vua, thầy Tặng Pháp Ngữ nói: "Rồng thì bay ở trên trời, nay hiện ra ở dưới là bất tường".

Nhà Lý rất thích điềm tốt lành, cho nên quần thần đời ấy chiều chuộng phùng nghinh; có một con thú lạ, bảo là con lân, thì vẽ vời cho rõ ra lân; một cây cỏ lạ, bảo là cỏ chi, lại vẽ vời cho thành ra cỏ chi. Xem sử một đời vua Thái Tôn, thấy chép có vị Phật Quang, chép thần hiện ra, chép có hoa ưu đàm nở, và chép mưa ra thóc ở thềm điện, còn nhiều hơn nữa. Nếu có Pháp Ngữ thường luôn ở đó, tất không có các điều ấy.

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)