Nay là huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 72 - 74)

Vua nằm mộng ra đi chơi, thấy vị thần chỉ một người mà nói: "Người này làm chức Hành khiển được", đến khi ra đi chơi ở ngoài hoành thành, thấy người con trai, mặt mũi, hình dáng rất giống người ở trong giấc mộng, Vua triệu lại hỏi, trả lời đúng như các lời trong giấc mộng. Theo lệ xưa: chức Hành khiển duy chỉ dùng người hầu gần vua làm thôi (theo việc triều Lý dùng Lý Thường Kiệt) Vua mới cho làm chức ấy mà ngại khó, liền cho người ấy 400 quan tiền để tự thiến mình, và cho tên là Phạm Ứng Mộng.

Hoàng tử là Nhật Duật mới sinh.

Xưa kia đạo sĩ cầu tự cho Vua, khi lạy dâng sớ xong nói rằng: "Thượng đế đã cho Chiêu Văn giáng sinh ở trần 4 kỷ", quả nhiên sinh được con trai, trên lưng có chữ "Chiêu Văn" nhân lấy chữ ấy đặt tên; đến năm 40 tuổi, bị đau, con ông Nhật Duật đặt đàn chay cầu đảo, đạo sĩ lạy dâng sớ xong, nói rằng: Thượng đế cười nói; "Làm gì mà quyến luyến trần tục ở lâu thế? Nhưng vì con có hiếu mà thành, lại cho thêm 2 kỷ nữa". Cho nên Nhật Duật hưởng thị được 77 tuổi.

Sử thần bàn rằng: Việc kỳ quái gì cũng có thể có được, nhưng là vì tinh thần gây nên, hoặc giả ở trong khoảng hình như có và không, chứ trời có nói gì đâu. Đạo sĩ bởi

đâu mà được có lời truyền dạy rõ ràng thế? Xưa kia nhà Chu có mộng xin 9 tuổi, mà cho 3, chép ở Lễ Ký, thế nho còn cho là vị tất đã có; huống chi con Nhật Duật đâu có được lòng thành cảm thấu trời như vua Văn Vương? Chả qua là nhà Trần tin chuộng quỉ thần, nên vin theo lời hoảng hốt mà phụ hội thêm vào, cho ra thần dịđó thôi.

Doãn đưa cả gia quyến chạy sang Tống, (Doãn là con An Sinh Vương), Thổ quan là Hoàng Bính bắt trả về cho nước ta, bởi thế mà quan ải càng thêm nghiêm mật, Bính nhân thế đưa gia quyến đến cửa khuyết dâng người con gái, Vua nhận lấy.

Nước Mông Cổ ngày mạnh dần, Bính là vị quan giữ đất cho nhà Tống, biết nhà Tống sắp mất nước, nên đưa gia quyến về với ta, để tránh nạn giặc Hồ, rồi giặc Hồ lại xâm lấn nước Nam, Bính vẫn không tránh thoát. Ích Tắc, Lê Xí cũng cho là nhà Trần tất mất nước, mới đem cả gia quyến đầu hàng quân Nguyên, mong được phú quí, thế mà Trần không hề mất nước, chỉ bọn đó chịu sự nhục đầu hàng giặc. Làm bầy tôi mà phản bội nước nhà có ích gì đâu. Lũ ấy không đáng nói đến, nhưng cũng chép lên đây, để răn bảo những bọn thần tử mà có nhị tâm.

Quân Mông Cổ đến xâm lấn nước ta. (Khi trước Hà Khuất chủ trại Quy Hóa cho trạm chạy tâu rằng "Có sứ Mông Cổ đến", Vua xuống chiếu sắm sửa binh khí, đem cả quân thủy và bộ ra chống giữ biên giới, trao quyền tiết chế cho Quốc Tuấn), Vua tự làm tướng ra chống giữ, đóng quân ở Sông Lô, tướng Mông Cổ lòa Ngột Lương Hợp Thai sai người đến dụ Vua đầu hàng, 3 lần đến, Vua đều bắt giam cả, ra lệnh chư tướng đưa nhiều quân ra chờ lệnh, quân giặc đến sông Thao, vua tự đốc chiến, quan quân phải lui, duy có Lê Phụ Trần một ngựa ra vào trong trận giặc, sắc mặt vẫn thản nhiên. Lúc ấy có người khuyên vua đóng quân ở lại để cự chiến. Phụ Trần nói: "bệ hạ hãy làm như đánh tiếng bạc cuối cùng, hãy tạm lánh đi, tôi xin chận hậu". Quân giặc bắn loạn, Phụ Trần lấy ván thuyền che cho vua, được khỏi nạn, lui về giữ ở sông Thiên Mạc, theo Vua bàn việc cơ mật, Vua ngự ở thuyền nhỏ, triệu Nhật Kiểu để vấn kế, Nhật Kiểu lấy ngón tay thấm nước viết 2 chữ "Nhập Tống" vào mạn thuyền. Thủ Độ nói: "Đầu tôi chưa đến đất, Bệ hạ không phiền phải nghĩ gì khác cả", vua liền cùng Thái tử ngự lâu thuyền, tiến lên Đông Bộ Đầu, đánh nhau với quân Mông Cổ phải trốn về, đến Quy Hoá, trại chủ là Hà Bổng lại tập kích phá tan quân giặc. Khi ấy Mông Cổ mới lấy được Vân Nam, quân du kích kéo sang không chủ bụng đánh, nên bấy giờ gọi là Phật tặc. Giặc rút lui hết, Vua về kinh đô, bách quan vẫn yên như cũ, xét định công ban thưởng, cho Phụ Trần làm chúc Ngự sử Đại phu, gả bà Hoàng hậu cũ là Chiêu Hoàng cho ông, và nói rằng: "Trẫm không được khanh thì đâu có ngày nay, nên cố gắng, mong sao được thành công".

Xưa kia Vua cho tả hữu ăn quả am la, không cho Hoàng Cự Đà, đến khi đánh nhau với quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, Cự Đà đi thuyền trốn trước, đi đến Hoàng Giang, gặp Thái tử, Cự Đà tránh mặt, quan quân gọi y lại hỏi: "Quân Nguyên đâu"?. Cự Đà nói: Không biết, cứ hỏi người ăn quả am la thì biết". Thái tử đem việc ấy tâu lên Vua, xin giết đi, để răn bảo kẻ bất trung. Vua nói: Xưa có Dương Châu không được dự ăn thịt dê, đến nỗi thua về quân Trịnh, tội Cự Đà là lỗi ta, tha chết cho y theo đi đánh giặc để chuộc tội".

Sử thần bàn rằng: Lời can gián của Phụ Trần thật là trung, chận hậu quân ở

sông Lô thật có công, lấy quan tước mà đền công và lòng trung thành ấy là được rồi; sao lại làm nhục bà Hậu cũ mà gả cho Phụ Trần. Xưa Hầu Cảnh đem vợ Thái tử gả cho tướng Quách Nguyên Kiến, Kiến từ chối rằng: "Đâu có Quí phi lại giáng làm vợ người thường", rồi không chịu trông mặt bà phi ấy. Phụ Trần nhận sự gả ấy, lại không bằng tên nghịch tặc còn có lương tâm. Ở nước Ngô có người đưa cỏ bồ nát hỏi vợ, người vợ

giận mà chết, không chịu nhục; nay bà Chiêu Thánh vui thích sự gảđó, lại không được bằng người đàn bà thường dân còn có liêm sĩ. Ôi! Dâm phong của nhà Trần tập nhiễm

đã quen; bà Thiên Cực là Thái hậu mà lấy người bầy tôi, bà Thuận Thiên là chị dâu mà lấy em chồng, cho nên bây giờ bà Chiêu Thánh cũng là Hoàng hậu mà lấy người bầy tôi làm chồng, Phụ Trần là bầy tôi mà lấy bà Hậu làm vợ, mẹấy con ấy, chị ấy em ấy, vợ ấy chồng ấy, vua ấy tôi ấy, thật không bằng cầm thú.

Sứ thần Mông Cổ đến đòi lễ cống hàng năm, vua sai Phụ Trần di sang Tầu định lệ 3 năm một lần cống.

Vua truyền ngôi cho Thái tử Hoảng, lui về ở Bắc Cung, Thái tử lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Thiệu Long lấy con gái An Sinh Vương tên là Thiều làm Hoàng hậu.

Lời bàn: Mấy năm đầu vua Thái Tôn có tính tà dâm, đều do Thủ Độ xui bảo cả;

đến mấy năm sau để ý học vấn, tấn tới được nhiều, lại càng nghiên cứu điển cố trong kinh sách, có làm ra sách "Khóa Hư lục" mến cảnh sơn lâm, coi sinh tử như nhau, tuy ý hơi giống đạo Phật không hư, nhưng mà ý chí thì khoáng đạt, sâu xa cho nên bỏ ngôi báu coi như trút giầy rách thôi.

THÁNH TÔN HOÀNG ĐẾ

Tên là Hoảng, con trưởng vua Thái Tôn, ở ngôi vua 21 năm, tính trung hiếu và nhân thứ, biết tôn người hiền, trọng đạo học, nhưng quá mê tín đạo Phật, không phải là thịnh đức của Đế vương.

Niên hiệu Thiệu Long thứ 4, Môn Cổ sai Mạnh Giáp cầm thư sang dụ, đại lược thư rằng: "Nước Nam vẫn yên ổn như xưa, lễ nhạc phong tục nhất thiết y theo bản quốc, không nên thay đổi, đã có răn bảo các tướng ở biên giới không được thiện tiện động binh nhiễu nơi bờ cõi, không nên sợ hãi gì".

Thi lại viên bằng thư toàn.

Vua cử Quang Khải làm chức Thái úy.

Chế độ nhà Trần: các Vương, Hầu đều ở nhà riêng ở làng của mình1, như làng Vạn Kiếp của Quốc Tuấn, Quặc Hương của Quốc Điền; đến khi vào làm Tể tướng mới giữ việc nước, nhưng chỉ cầm đại cương thôi, quyền hành thì về tay quan Hành khiển; đó cũng là ý bảo toàn danh dự cho tôn thất. Lại còn khi giặc Hồ vào cướp, thì các vị ấy lại có hương binh đưa ra làm đạo quân cần vương, lại cũng là thế lực vững chắc giúp cho nhà vua nữa.

Thượng hoàng đi Tức Mặc, đổi dinh ở phủ Thiên Trường làm cung Trùng Quang, mà ở tại đó, lại được lên cung Trung Hoa, làm nơi ở cho vua khi đến chầu hầu Thượng hoàng.

Trần Thủ Độ mất - 71 tuổi, được tặng là Thượng Thư Trung Vũ Vương - Thủ Độ tuy không học vấn gì, nhưng có tài lược hơn người, thân làm Tể tướng, việc gì cũng để ý, vì thế mà giúp vua gây dựng nên vương nghiệp, giữ trọn vẹn công danh; Vua Thái Tôn làm bài văn bia ở sinh từ, trọng đãi một cách đặc biệt.

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)