Hai lần yên được xã tắc, ngựa đá cũng khó nhọc, sơn hà bền vững nghìn đời chư cái âu bằng vàng.

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 83 - 84)

mau vào chầu, Đình Trực đi đến cửa điện xuống ngựa; Vua sai Quốc Tuấn mời vào viện Tập Hiền, bảo cho biết duyên cớ Ô Mã Nhi bị chết đắm và nói là Vua tuổi già không đi xa được. Đến lúc Đình Trực cáo từ trở về, Hưng Đạo vẫn kính thuận như lời trong tờ biểu đã nói: Từ đấy hai bên Nam và Bắc lại thông hiếu với nhau.

Định công đánh được Nguyên, tiến phong Quốc Tuấn làm Hưng Đạo Đại Vương. Đỗ Khắc Chung được đổi là họ Trần, còn các người có công tiến lên trước tiên mà phá trận giặc, đều được ghi họ tên mà vẽ hình tượng; hoặc có người còn oán vọng không vừa ý, thì dụ bảo rằng: "Các người biết chắc quân giặc không đến nữa, thì tuy có cho lên đến cực đẳng, Trẫm cũng không tiếc; vạn nhất chúng lại đến nữa, mà các ngươi lại có công, thì lấy bậc gì mà thưởng cho được". Ai cũng vui vẻ phục lời đó. Duy có Phùng Sĩ Chu thì lúc quân Nguyên đến, Vua sai ông bói, tâu rằng: Tất đại thắng, Vua mừng rỡ nói: "Nếu quả đúng như lời người, thì sẽ có trọng thưởng"; đến khi bình được giặc, Vua nói: "Thiên tử không có đùa", nên cho Sĩ Chu làm chức Hành Khiển; lại có Trần Khiển, Vua cũng sai bói, bói được quẻ Dự và Chấn, nói rằng: Mùa hạ sang năm thì quân Nguyên thua, đến khi Nguyên lại sang, lại sai bói, được quẻ Quán và Hoán, nói rằng: "Sông Bạch Đằng là nơi quân Nguyên tẩu tán. Hai quẻ đều ứng nghiệm cả, cho nên cũng cho làm chức An Phủ". Lại phong Nguyễn Khoái làm liệt hầu, cho một quận để làm nơi hưởng lộc, gọi là Khoái Lộ (Tức là phủ Khoái Châu, Hưng Yên).

Trị tội những kẻ đầu hàng giặc, (Trần kiện, Trần Lộng đều bị tước xóa tên trong sổ họ nhà vua, cải là họ Mai, duy có Ích Tắc vì cớ anh em ruột thịt nhà vua, không nỡ phạt, chỉ gọi tên là Át Trần, ý bảo là nhu nhược hèn như đàn bà, cho nên thời bấy giờ có tên gọi là Át Trần và Mai Kiện).

Lúc quân Nguyên đến xâm lăng trong bọn thần liêu nhiều kẻ đi lại biếu xén ở trại giặc, đến khi giặc tan, bắt được nhiều tráp đầy tờ biểu xin đầu hàng. Thượng hoàng sai đốt tất cả đi, để yên lòng kẻ phản trắc. Duy có người đã đầu hàng rồi thì tuy thân ở triều đình của địch, nhưng cũng tuyên xử tội lưu đày hay tử hình, tịch thu điền sản; còn các quân và dân mà hàng giặc thì tha cho tội chết, chỉ bắt chuyển chở gỗ, đá làm cung điện để chuộc tội, có 2 làng Ba Điểm, Bàng Hà khi giặc đến đã đầu hàng trước, thì bắt tội dân 2 làng ấy chỉ bị sai khiến làm tôi tớ, không được vào làm quan.

Vua Thái Tôn đốt tờ hàng biểu, cũng như vua Quang Vũ đốt văn thư, độ lượng đế vương rộng lớn đến thế.

Thượng hoàng trở về Thiên Trường, trông thấy cung khuyết không bị giặc xâm hại đến, có làm thơ rằng:

1"Cảnh thanh u vật diệc thanh u, "Thập nhị thần chu thử nhất chu, "Bách bộ sinh ca cầm bách thiệt, "Thiên hàng nô bộc quất thiên đầu, "Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự, "Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu, "Tứ hải dĩ thanh trần dĩ tĩnh, "Kim niên du thắng tích niên du".

Từ năm Thiệu Bảo nổi việc binh đao, hai lần đánh quân Nguyên, may mà xã tắc lại yên, giang sơn y như cũ, tuy rằng lòng trời giúp cho, nhưng nhân sự cũng rất gian nan, họp vương hầu ở Bình Than, đãi phụ lão ở Diên Hồng, không hạng nào là không hỏi đến; khi vào Thanh Hóa, khi ra Hải Đông, lúc đi Đại Bàng, lúc về Thiên Trường, không nơi nào là không đi đến. Nhất đán rửa rạch bụi Hồ, lại yên thế nước, về thăm cố hương, mắt trong cảnh đẹp, tai nghe chim ca, chén rượu dưới trăng, tiếng đàn trên suối, nghĩ lại khi đi Chí Linh, Vạn Kiếp, trận đánh Đại Than, Bạch Đằng, những lúc con thuyền lênh đênh, dùng bát cơom hẩm, vua tôi, cha con vẫn nhất tâm lo sao cho qua cơn sóng gió, sở dĩ vì có hoài cảm ấy mà làm bài thơ trên này.

Vua thân đi đánh nước Ai Lao. Triều thần can rằng: "Giặc Hồ mới lui, vết thương của dân chưa lành, sao lại đã hưng binh". Vua nói: "Chỉ nên xuất binh vào lúc này; lân bang sẽ bảo ta có bao nhiêu

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)