NAM BẮC PHÂN TRANH

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 30 - 31)

Nước Lương cho Lưu Ẩn làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải, và phong làm Nam Bình Vương. Ẩn chiếm cứ đất Phiên Ngung, người Giao Châu là Khúc Hạo chiếm cứ Châu, hai bên đều tự xưng là Tiết độ sứ, lập chí mưu đồ lẫn nhau. Ít lâu Ẩn chết, em là Lưu Nghiễm lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiền Hanh, quốc hiệu là Nam Hán, Hạo sai con là Thừa Mỹ làm Hoan hiếu sứ, đến Quảng Châu dò xem hư thực thế nào? Hạo mất, Thừa Mỹ nối ngôi, sai sứ cầu nhà Lương, cho quan chức nhà Lương làm Tiết độ sứ, chia đất làm 12 châu, Vua nhà Hán nghe tin giận lắm, sai tướng là Lý Khắc Chính đánh Giao Châu, bắt Thừa Mỹ đưa về Tàu. Vua Hán ngồi ở Nghị Phượng nhận tù binh, bảo Thừa Mỹ rằng: "Mày cho ta là triều đình ngụy, nay lại bị trói đưa về đây cớ là sao?". Thừa Mỹ cúi đầu chịu phục, bèn được tha.

Họ Khúc là người Hồng Châu, là họ to nối đời, tiên tổ là Thừa Dụ, tính khoan hòa, yêu người, được nhiều người qui phục, khi Tăng Cổn bỏ phủ thành, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ, xin với triều đình Đường, vua Đường nhân thế nhận cho làm chức ấy. Ông Hạo nhờ cơ nghiệp cũ, chiếm giữ La thành, tự xưng là Tiết độ sứ, chia nước ra làm các xứ, phủ, huyện, châu, xã; đặt chức lịnh trưởng chánh và tá, chia đều thuế ruộng, tha không bắt dân làm nhân công; làm sổ hộ, biên ghi họ tên và niên canh, quán chỉ người dân, Giáp trưởng đốc xuất làm sổ ấy. Chính sự khoan hồng và giản dị, dân được yên ổn làm ăn.

Họ Khúc truyền 3 đời, cộng 51 năm.

Nước Nam Hán có Lưu Nghiễm là thế gia. Tổ tiên ông là An Nhân lấy nghề buôn bán sang ở Nam Hải, cha là Khiêm, anh là Ẩn, gặp thời buổi nhiều biến cố, vẫn có công với Lĩnh Nam, bèn chiếm giữ cả Nam Hải. Nghiễm đã lên làm vua, là lúc các tay anh hùng ở Lĩnh Nam, chia nhau giữ các nơi. Nghiễm đã lấy được châu Ung, châu Dong, lại bắt được Thừa Mỹ ở Giao Châu, vì tính hay khoe khoang, đã từng nói là nhà mình vốn ở đất Hàm Tần, lấy sự gọi là Man Vương, Man lại làm sỉ nhục, gọi vua Đường là Lạc Châu Thứ sử. Vua Đường Trang Tôn cũng không thể đánh được. Khi chết truyền ngôi cho con là Phần, cháu là Trành, tự lúc xưng đế đến khi mất nước cộng được 55 năm, cũng là tay cừ hiệt đó.

Dương Đình Nghệ (chữ Đình có chỗ viết là chữ Diên), người Ái Châu lúc trước làm tướng cho Khúc Hạo, đến khi Lý Khắc Chính bắt được Thừa Mỹ, lập cách báo thù cho họ Khúc, bèn đặt ra trường đánh vật, chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ, đồng mưu với nhau cử binh đánh đuổi tướng Hán là Lý Khắc Chính. Vua Hán cho Lý Tiến thay làm Thứ sử Giao Châu, Đinh Nghệ lại vây hãm thành đánh Tiến. Vua Hán sai Trần Bảo đem quân cứu Lý Tiến. Đình Nghệ đón đánh chém được Trần Bảo, bèn giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu. Chưa được bao lâu, nha tướng của Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn lại giết Đình Nghệ mà lên thay.

Đình Nghệ nuôi 3.000 giả tử (con nuôi) mưu đồ khôi phục, Lý Tiến biết việc ấy, sai người cấp báo vua Hán.

Sử thần bàn rằng: Cuối đời Hán, Đường phần nhiều nuôi giả tử, là vì đương lúc trí, lực chọi nhau, hay là trong khi hoạn nạn cùng theo nhau, đắc lực trong lúc hoãn cấp, tức thì nhận làm giả tử, không biết rằng lòng lang khó dạ. Dấu của hớ hênh, là xui cho người lấy trộm, thiên tính như thế không thể làm khác được. Đình Nghệ nuôi giả tửđến 3.000 người, thì bị nạn, còn hối sao được nữa.

Nha tướng của Đình Nghệ là Ngô Quyền khởi binh từ Ái Châu đánh Công Tiễn. Công Tiễn cầu cứu với Hán, vua Hán nhân lúc loạn, muốn lấy nước Nam, bèn sai con là Hoằng Tháo đi trước, mà tự mình đóng quân ở cửa biển để làm quân cứu viện. Vua Hán hỏi mưu kế với Tiêu Ích, Ích nói: "Đường bể hiểm và xa, Ngô Quyền là người kiệt hiệt, không nên khinh thường". Vua Hán không nghe, Hoằng Tháo cho quân thuyền từ sông Bạch Đằng tiến vào. Bấy giờ Ngô Quyền đã giết được Công Tiễn, nghe Hoằng Tháo sắp đến, nói rằng: "Thằng trẻ con kéo quân đi xa mỏi mệt, quân ta đương nhàn rỗi, đối phó với quân của chúng mỏi mệt sẵn, tất nhiên phá được chúng". Sau đó, ông sai người cắm gỗ nhọn bịt sắt ở

lòng sông, đợi nước thủy triều lên to, thuyền quân của Tháo vào rồi, lập tức khiêu chiến, giả cách thua chạy, để cho quân địch đuổi theo. Nước thủy triều rút xuống rất chóng, thuyền của địch đều mắc vào gỗ nhọn lật úp cả. Quyền thừa thắng đánh mạnh, bắt giết được Hoằng Tháo, Nghiễm thương khóc, thu nhặt tàn quân bỏ về nước.

Sử thần bàn rằng: Lưu Nghiễm ngấp ngó Giao Châu, thừa lúc Đình Nghệ mới mất, cậy có quân ứng viện của Công Tiễn, chắc rằng có thể đánh một trận phá được Ngô Quyền, nhân thế lấy được nước nam dễ như móc túi vậy. Nếu không có một trận

đánh to để hỏa nhuệ khí của Lưu Nghiễm, thì cái tình hình ngoại thuộc lại dần dần thịnh lên, cho nên trận đánh ở Bạch Đằng là cái căn bản khôi phục quốc thống đó. Sau này

Đinh, Lê, Lý, Trần còn phải nhờ dư liệt ấy. Võ công hiển hách của Ngô Quyền, tiếng thơm nghìn đời, đâu có phải chỉ khoe khoang một lúc bấy giờ mà thôi.

Trên đây là Nam, Bắc tranh giành, từ năm Đinh Mão niên hiệu Khai Bình thứ 1 nhà Lương, đến năm Mậu Tuất niên hiệu Thiên Phúc thứ 3 nhà Tấn, cộng 32 năm (cha con Khúc Hạo 24 năm, Đình Nghệ 8 năm).

Sách Thông luận bàn rằng: Chu Ôn cướp ngôi vua Đường ở một xó đất Lương Biện, còn các trấn thì chia nát ra, đất Quảng thuộc về Lưu Ẩn, bỏ Giao Châu mà không tranh đến, tự nhà Lương đến nhà Chu không có chiếc xe ngựa nào đến cảnh thổ Giao Châu. Lưu Nghiễm tuy có chí hăng hái muốn thôn tính Giao Châu nhưng một trận thua Đìn Nghệ, một trận bị nhục với Ngô Quyền, thì cái lòng chực cướp

đất Giao Châu nguội như đống gio tàn. Họ Ngô được thời cơ ấy mới dựng nước, truyền cho con, cũng làm vua một phương như Bắc triều là do ởđó. Khúc Thừa Mỹ nhận chức quan của Lương mà bị cầm tù ở

Ngụy Đình; Dương Đình Nghệ đuổi tướng Hán nhận lấy châu, mà bị nha tướng giết hại. Truyện có nói rằng: nếu không có người bị ngã, thì mình nổi lên sao được, là nghĩa thế. Tóm lại, cũng là bởi lòng trời yếm loạn, muốn mở cơ nghiệp nước ta là một đời trị bắt đầu từđấy.

N H À N G Ô

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)