Nói cái hốt cứng rắn như núi Thái Sơn, khó ai bên ổi; ngụ ý khen ông.

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 86 - 87)

được phục vị, bách quan lại trở về triều đình như cũ. Vua cho Nhữ Hài làm chức Trung Tán, khi ấy Nhữ Hài mới 20 tuổi, có kẻ chế giễu rằng: "Phong hiến luận đàm truyền cổ ngữ, khẩu tồn nhũ xú Đoàn Trung Tán"1.

(Nhữ Hài người làng Trường Tân huyện Gia Lộc, là cận thần nhà Vua, một lời nói hay một cử chỉ của Vua đều biết rõ. Xem thực lục có chữ nào lầm liền cải chính ngay).

Nhữ Hài là người học trò, được Vua biết đến trong khi bất ngờ, thảo bài biểu, theo Vua đi, một mìn săn sóc bên vua, trong lúc làm bày biểu bày tỏ hết được ý của vua Anh Tôn, suốt một ngày đứng ngoài trời, vẫn hồi được lòng Thượng hoàng. Trong chỗ cha con có điều rất khó tả được, thế mà làm Thượng hoàng hồi tâm một cách dễ dàng như thế, có phải là bậc kỳ tài đời ấy và có duyên sẵn đó chăng? Câu giễu cợt miệng hơi sữa chả bôi xấu được nào?

Thượng hoàng đi tu hành ở Long Động núi An Tử, từ biệt các cung tần, cho được tự tiện hoặc đi hoặc ở lại người nào không muốn về quê thì cấp cho nhà ở và ruộng ở chân núi mà sinh nhai. Một hôm Thượng hoàng về đến Thiên Trường, Vua và Quốc Tuấn đến triều, Thượng hoàng nói: "Nhà ta vốn thuộc hàng làm nghề chài lưới, đời nào cũng chuộng hùng dũng cứ thích hình con rồng vào đùi". Lúc ấy thợ thích chữ đã chờ sẵn, vua thừa lúc Thượng hoàng nhìn đi nơi khác, liền lẻn chạy, Thượng hoàng cũng không bắt ép phải thích vào đùi. Vua nhà Trần không thích hình rồng vào đùi, từ việc này đầu tiên.

Thích vào đùi như đây, cũng là loài thích chữ vào trán kẻ có tội; vua Chu Cao Tổ nói: Có lẽ đâu Vua lại còn vẽ xanh vào người; tuy là câu nói để giải sự nghi ngờ hoặc của người ta, cũng là câu nói cương quyết không nên làm như thế. Tục thích rồng vào đùi của nhà Trần, theo mãi không biết đổi, tự hạ mình bằng người mọi rợ vẽ mình thật hủ lậu quá.

Vua thích đi vi hành, thường đêm ra xóm quân lính ở, có lũ vô lại ném gạch ngói trúng vào trán Vua, Thượng hoàng thấy vết thương hỏi biết duyên cớ, tấm tắc lâu lắm (Việc này như việc vua Hán Vũ Đế ở Bách Cốc; đi như thế cũng nguy hiểm lắm).

Nhũ Lâm vâng mệnh đi sứ sang Nguyên, mật vẽ đồ bản cung điện và giấu mang theo cấm thư; việc phát giác, vua Nguyên không nỡ trị tội, chỉ sai đuổi về, và dụ bảo từ nay trở đi có sai sứ thần phải kén chọn cẩn thận. (Đi sứ mà không cẩn thận, gần làm lỡ việc nước, đó là gương sáng cho các vị sứ thần, và cũng được biết nhà Nguyên đối với nước ta xử hậu quá thật).

Tục nhà Trần người cùng họ lấy làm vợ chồng lẫn với nhau, có một người tên là Quốc Khang vì làm quan quản Diễn Châu, lấy con gái người trong châu làm vợ, sinh ra con là Tư Nghĩa, Quốc Trinh. Từ đấy đều cho con cháu Quốc Khang làm chức Tri châu.

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ở tư đệ tại Vạn Kiếp. Vua có đến hỏi thăm bệnh ông và nói: "Nếu quân Tàu lại sang xâm lấn, thì dùng kế sách nào?". Ông tâu:" Xưa kia Triệu Vũ Đế cho tiểu dân yên tĩnh, dọn quang đồng ruộng, đại quân mới ra đánh Tràng Sa; nhà Đinh và Lê đắp được thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, thời thế bấy giờ khác, nhà Lý dùng Thường Kiệt đánh châu Khâm và Liêm, là vì có thế. bản triều ta vua tôi họp sức, mà Toa Đô bị bắt, là trời xui khiến nên thế. Đại khái lũ chúng cậy có lối đánh bằng binh khí dài, ta thì cậy có đoản đao, đem binh khí ngắn chống với thứ dài, là lối thường của binh pháp. Nếu thấy quân chúng đến mạnh như gió và lửa, thế đó dễ chống; nếu chúng lối lấn dần như tằm ăn, không cần chóng được, thì phải xem xét cơ biến như thế cờ, tùy thời mà hành động, cần nhất là dùng ít sức của dân, giữ vững căn bản, đó là thượng sách.

Quốc Tuấn là con An Sinh Vương, có tài lược cả văn và võ, xưa An Sinh Vương có sự hiềm khích với vua Thái Tôn, lúc sắp mất, dặn Quốc tuấn rằng: "Mày không lấy được thiên hạ cho ta thì ta chết không nhắm mắt được". Quốc tuấn thưa vâng, nhưng trong lòng vẫn không cho là phải. Đến khi trong nước bị giặc cướp, binh quyền ở cả tay ông, ông đem việc ấy ra hỏi hai gia nô là Giã Tượng, Yết Kiêu, thì hai người cùng nói: "Đại vương đã phú quý rồi, còn chúng tôi thì thề đến già vẫn làm gia nô, không muốn làm như thế, để tiếng xấu ở nghìn đời". Quốc Tuấn cảm động phát khóc.

Một phần của tài liệu Việt sử tiêu án (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)