16 Lắng nghe, tiếp thu và đáp ứng các đề nghị chính đáng *
2.5. Sự phối hợp của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch với các doanh nghiệp du lịch
nghiệp du lịch
2.5.1. Tổ chức hội thảo và các chuyến đi khảo sát nghiên cứu phát triển sản phẩm
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn đã đầu tư nghiên cứu khảo sát thị trường, khảo sát các địa phương có địa danh du lịch trên cả nước để xây dựng những sản phẩm du lịch mới, nhằm khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng du lịch của Hà Nội và các địa phương. Nguồn kinh phí được UBND Thành phố cấp một phần, còn lại do các doanh nghiệp du lịch tự chi phí.
Các doanh nghiệp lữ hành đã đóng góp một phần quan trọng trong việc quảng bá du lịch, hội nhập quốc tế, thu hút khách quốc tế tới Hà Nội, từ đó tăng doanh thu cho ngành.
Các đơn vị đã chủ động và tích cực đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Một số chương trình du lịch mới xây dựng được du khách đánh giá cao, được nhiều báo chí, truyền hình trong nước và quốc tế đưa tin như: Du lịch sinh thái, văn hoá; Du lịch làng nghề, phố nghề, lễ hội, ẩm thực; Du lịch MICE; Du lịch tàu biển; Du lịch mạo hiểm.
Bên cạnh đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã tổ chức hội thảo giữa các Công ty lữ hành hàng đầu của Hà Nội với các Bảo tàng trên địa bàn nhằm tìm ra các giải pháp phối hợp để thu hút du khách đến với các bảo tàng, di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn Hà Nội. Hội thảo tạo điều kiện gắn kết hoạt động của các bảo tàng với hoạt động lữ hành, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ trong bảo tàng… nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn, tạo nên nét khác biệt riêng có của du lịch Hà Nội.
2.5.2. Tổ chức khóa tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực
Kể từ khi thành lập ngày 09/10/1996, Trung tâm Tư vấn Đầu tư Phát triển Du lịch Hà Nội thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội luôn xác định và triển khai hoạt động chính của mình là đào tạo và đã triển khai được các khoá đào tạo cho nguồn nhân lực ở các ngành nghề khác nhau trong lĩnh vực du lịch như hướng dẫn viên, quản lý doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế...
Những năm gần đây, mục đích đào tạo các được định hướng rõ ràng với 3 nội dung: Đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ nghề; Trang bị
kiến thức trong giai đoạn Hội nhập kinh tế quốc tế; Chuẩn hoá các tuyến, điểm du lịch của Hà Nội.
Và với định hướng như vậy, hàng năm Trung tâm đã phân loại 02 loại hình đào tạo thường xuyên và không thường xuyên. Hình thức đào tạo thường xuyên được Trung tâm phối hợp với các Trường Đại học có khoa du lịch chiêu sinh và đào tạo liên tục các khoá nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch và ngoại ngữ du lịch. Bên cạnh đó, nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn của ngành như thiếu hướng dẫn viên ngoại ngữ hiếm, kỹ năng về tuyến điểm, quản lý doanh nghiệp còn yếu..., Trung tâm đã kết hợp với các chuyên gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức đào tạo các lớp quản lý doanh thu khách sạn, các lớp chuẩn hoá tuyến điểm du lịch (Yên Tử,Chùa Hương, Đền Hùng...), điểm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch,… dưới hình thức đào tạo không thường xuyên.
Căn cứ tình hình thực tế, nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong quá trình hội nhập và phát triển của Ngành, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã đề xuất và được UBND thành phố phê duyệt kế hoạch đào tạo năm 2007 - 2008 và triển khai với kết quả cụ thể như sau:
Chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi duỡng nguồn nhân lực doanh nghiệp phù hợp với tình hình, yêu cầu mới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Với mục đích chuẩn hoá các bài thuyết minh tại các điểm du lịch, Sở đã xây dựng kế hoạch chi tiết cho các lớp đào tạo tuyến, điểm du lịch với các chủ đề: Văn Miếu Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội và khu vực hồ Hoàn Kiếm, bảo tàng Dân tộc học, khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Cử một số cán bộ của Sở và doanh nghiệp du lịch tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch Asia Invest do thành phố Madrid - Tây Ban Nha và EU tài trợ.
Tham gia Chương trình đào tạo của EU cho ngành Du lịch Việt Nam với mục đích đào tạo các đào tạo viên trong các lĩnh vực lữ hành, khách sạn.
Tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức do Thành phố tổ chức như: “Hội nhập kinh tế Quốc tế”, “Chương trình phát triển dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao”, lớp tập huấn về nghiệp vụ đấu thầu…
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện trên địa bàn Thành phố tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến, tuyên truyền Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, tuyên truyền, phổ biến công tác thanh tra du lịch, các văn bản liên quan cho hàng trăm lượt cán bộ, công chức UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn và các cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, nâng cao nhận thức về pháp luật du lịch, góp phần tích cực vào công tác phòng, ngừa đấu tranh chống tham nhũng.
Theo quy định tại Quyết định 100/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế hoạt động đối với lái xe xích lô du lịch, Sở đã tổ chức 04 lớp đào tạo để cấp chứng chỉ hành nghề cho gần 300 học viên là lái xe xích lô du lịch đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Khóa học đã trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng giao tiếp, văn hoá ứng xử với khách du lịch,… nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của một sản phẩm du lịch độc đáo của Hà Nội cũng như chấn chỉnh hoạt động kinh doanh xích lô trên địa bàn Thủ đô.