MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC TẠI THỊ TRƯỜNG DU LỊCH HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lich Hà Nội (Trang 81 - 84)

TẠI THỊ TRƯỜNG DU LỊCH HÀ NỘI

3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lịch Hà Nội

3.1.1. Quan điểm phát triển

Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số: 11- NQ/TU ngày 12/08/1998 về đổi mới phát triển du lịch Thủ Đô đến năm 2010 và những năm sau đó. Bản nghị quyết này đã định hình phương hướng chiến lược của du lịch Hà Nội như sau: “Nắm vững và khai thác triệt để những điều kiện thuận lợi, thời cơ mới trong nước và quốc tế, sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của Thủ đô tạo bước ngoặt phát triển mới cả về lượng và chất cho ngành du lịch đưa ngành kinh tế này trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố vào đầu thế kỷ 21, góp phần đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực” [1, tr. 30].

Trên tinh thần đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã phối hợp với các ban ngành có liên quan, các doanh nghiệp du lịch Hà Nội thực hiện nhiều chủ trương và biện pháp nhằm đảm bảo trong những năm tới, Hà Nội sẽ tiếp tục giữ vai trò trọng điểm trong hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của du lịch cả nước nói chung và khu vực miền Bắc nói riêng.

Hà Nội dự kiến sẽ mở rộng các loại hình hoạt động du lịch, quy hoạch và xây dựng các khu du lịch của Hà Nội và các vùng phụ cận, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, theo hướng trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 và đến 2020 “phát huy truyền

thống và bản sắc văn hoá dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống và cảnh quan môi trường” [16, tr. 70].

Như vậy, Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh của một trung tâm văn hoá chính trị lịch sử, cung cấp những sản phẩm du lịch chất lượng cao trong đó, du lịch văn hoá là sản phẩm chủ đạo.

Hà Nội tăng cường sự liên kết với các địa phương khác nhằm hình thành những tuyến điểm du lịch mới hấp dẫn, làm nổi bật hơn vai trò của Hà Nội là “trung tâm về chính trị, hành chính, văn hoá, khoa học công nghệ, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước” [16, tr. 25].

Ngày 05/03/2007, trên cơ sở Báo cáo kết quả 9 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU của Thành uỷ Hà Nội về phát triển du lịch Hà Nội của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội, Ban Thường vụ Thành uỷ ban hành Đề án số: 19-ĐA/TU về phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015. Theo Đề án trong quá trình đầu tư, phát triển ngành du lịch Thủ đô cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau:

- Phát triển du lịch Hà Nội gắn với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, qui hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước.

- Chú trọng phát triển hài hoà giữa du lịch trong nước và quốc tế, trong đó ưu tiên thu hút khách du lịch quốc tế tới Hà Nội; là trung tâm phân phối khách hàng đầu của vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước, thực hiện chức năng cầu nối giữa kinh tế Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.

- Kết hợp hài hoà giữa phát triển du lịch với bảo tồn giá trị văn hoá, thiên nhiên, môi trường của Thủ đô, tạo nên sự phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Phát triển các loại hình du lịch văn hoá, du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Huy động mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xây dựng môi trường du lịch, tham gia đầu tư phát triển du lịch trên cơ sở qui hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất”.[20,tr.3]

3.1.2. Mục tiêu

Nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của thế giới, ngành du lịch của Việt Nam với mức tăng trưởng hàng năm nằm trong số các nước tăng trưởng cao nhất ở châu Á. Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương đa dạng hoá và đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế, nước ta đã đạt được kết quả quan trọng, nền kinh tế liên tục tăng trưởng, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện đáng kể, nhu cầu du lịch nội địa tăng nhanh. Mặt khác, do vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một tăng cao, có chế độ chính trị ổn định, Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn, hấp dẫn và thân thiện.

Trong thời gian tới, thị trường du lịch Hà Nội sẽ phát triển nhanh. Thị trường du lịch quốc tế trọng điểm của du lịch Hà Nội vẫn sẽ là Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và ngoài ra cũng cần chú ý đến nguồn khách đến từ các nước ASEAN (lượng khách đến từ các quốc gia trong khối sẽ tăng do việc hội nhập ngày càng sâu sắc giữa các nước thành viên). Căn cứ tốc độ phát triển của ngành du lịch Việt Nam và khu vực cũng như xu hướng phát triển của nó, thành phố đã dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch trong các thời kỳ 2002 - 2005 và 2006 - 2010.

Bảng 3.1. Dự báo các chỉ tiêu của ngành du lịch Hà Nội giai đoạn 2002 - 2010 Chỉ tiêu Đơn vị 2002-2005 2006-2010 2002 2005 Tốc độ tăng TB 2006 2010 Tốc độ tăng TB

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lich Hà Nội (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)