Phụ lục 7 THU HÚT KHÁCH DU LỊCH KHÔNG KHÓ, NẾU

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lich Hà Nội (Trang 128 - 130)

Tuổi trẻ - Làm thế nào để VN trở thành điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách quốc tế? Nhân dịp khai mạc Triển lãm quốc tế du lịch ITE 2008 sáng 12-9 tại nhà thi đấu Phú Thọ

(TP.HCM), Tuổi Trẻ đã ghi nhận một số ý kiến từ các nhà quản lý, doanh nghiệp.

* Bà Mỹ Anh Pfaff (Việt kiều Đức), giám đốc Công ty du lịch Mỹ Anh Travel:

Nên tận dụng quảng bá trên truyền hình quốc tế

Khách Đức đi du lịch VN thời gian gần đây tăng đáng kể, nhưng thông tin về thị trường du lịch VN không được phổ biến ở Đức. Vì vậy muốn thu hút nhiều hơn nữa du khách Đức, châu Âu sang VN sẽ không khó

nếu ngành du lịch VN quảng bá nhiều hơn nữa, đặc biệt là thông tin trên các kênh truyền hình.

Tôi có quen một ông chủ kênh truyền hình tại Đức. Khi biết tôi về tham gia hội chợ ITE, ông này đã đặt hàng cho tôi 45 phút phát hình trên truyền hình trong tháng 11-2008 với các nội dung về du lịch, con người, thiên nhiên VN. Ngoài ra, ngành du lịch VN cũng nên có cơ quan chuyên trách đại diện tại Đức hoặc châu Âu để cung cấp thông tin, giới thiệu hình ảnh, tình hình du lịch VN cho người Đức bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức.

Khách hàng giao dịch tại gian hàng của hệ thống nhà hàng khách sạn Quê Hương (Saigontourist) sáng 12-9 tại triển lãm ITE) - Ảnh: T.T.D.

* Ông Võ Anh Tài, giám đốc Công ty du lịch lữ hành Saigontourist: Nên tập trung công tác đào tạo

Lượng khách Nga có thu nhập cao đến VN đang tăng nhanh, chi tiêu nhiều và nghỉ ở các vùng biển VN trong thời gian khá dài. Dự báo đến cuối năm lượng khách này sẽ còn tăng nữa. Nhưng tiềm năng này đang bị đe dọa khi VN đang thiếu trầm trọng hướng dẫn viên (HDV) biết tiếng Nga. Không chỉ thị trường Nga, nhiều thị trường khác cũng không có đủ HDV. Vì vậy, việc tập trung đào tạo đội ngũ HDV là một trong những việc phải làm ngay của ngành du lịch.

Bên cạnh đó để hấp dẫn du khách, tôi cho rằng các doanh nghiệp phải liên kết để cho ra những sản phẩm du lịch thật độc đáo, giá cả hợp lý và mang tính đặc thù VN. Thật ra giá một tour du lịch cấu thành từ khách sạn, vận chuyển, dịch vụ…, vì vậy các doanh nghiệp nếu không liên kết sẽ khó có sản phẩm cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

* Ông Freddy DeWit, giám đốc sản phẩm Công tyWhite Reizen (Bỉ): Bay đến VN khó khăn quá

Muốn đến VN bằng máy bay của Vietnam Airlines rất khó. Vừa qua chúng tôi có khá nhiều đoàn khách muốn đi đường bay Frankfurt (Đức) đến Hà Nội rồi vào TP.HCM nhưng Vietnam Airlines không bán cho chúng tôi đường bay này mà bắt chúng tôi phải sang Paris để bay về VN. Như vậy khách của chúng tôi phải mất hơn tám giờ di chuyển sang Pháp rồi mới bay về VN.

Tôi cũng nhiều lần gửi email đến văn phòng Vietnam Airlines ở Pháp để xin mua vé ưu đãi với giá rẻ hơn cho đoàn vài chục khách nhưng chẳng nhận được thông tin phản hồi, trong khi đến các quốc gia khác trong khu vực lại quá dễ dàng và giá vé máy bay rẻ.

* Bà Dương Thanh Thủy, chủ cửa hàng Miss Áo Dài: Phải làm mới sản phẩm du lịch

Lượng khách Nhật đến VN vừa qua giảm đáng kể, ngoài nguyên nhân khách quan kinh tế khu vực giảm sút còn có nguyên nhân từ nội tại ngành du lịch VN gây nên. Cụ thể khách Nhật thường lên kế hoạch du lịch 3-6 tháng trước và đặt sẵn tour, nhưng khách sạn VN đột ngột tăng giá làm giá thành một tour tăng vài trăm USD làm sao họ chấp nhận được. Làm như vậy ảnh hưởng đến cả ngành du lịch.

Có một thực tế là khách Nhật không đi biển nhiều, họ thích du lịch sông nước như ở ĐBSCL nhưng bao nhiêu năm nay sản phẩm du lịch ở khu vực này không đầu tư, đổi mới mà kinh doanh theo kiểu “có sao dùng vậy”. Sản phẩm du lịch ở các tỉnh cứ na ná nhau, không có đặc trưng riêng, nơi nào cũng bán kẹo dừa, muỗng dừa…

LÊ NAM ghi

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lich Hà Nội (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)