Phụ lục 5 KINH DOANHLỮ HÀNH CHU

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lich Hà Nội (Trang 122 - 124)

Hiện nay ngành du lịch đang phải đối mặt với một hiện tượng khá nan giải, đó là kinh doanh du lịch lữ hành “chui”. Hiện tượng này đang gây một tổn thất rất lớn cho ưu tín của du lịch VN và làm thất thu tiền của nhà nước.

Hiện tượng kinh doanh du lịch lữ hành (DLLH) “chui”xuất hiện cách đây cả chục năm, nhưng đơn vị kinh doanh “chui” đều là các công ty tư nhân không được cấp phép kinh doanh DLLH quốc tế. Trong khi những doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh loại hình dịch vụ này lại không phải lúc nào cũng đón được khách.

Ông Phạm Huỳnh Công- Chánh Thanh tra Tổng cục Du lịch cho biết, chỉ tính riêng ở Hà Nội, số doanh nghiệp (DN), DLLH quốc tế “chui” đã lên đến con số hàng trăm. Trong đợt thanh tra vừa qua, chỉ mới qua kiểm tra 8 DN lữ hành, đã tổ chức tour lữ hành quốc tế trong khi chỉ có giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

Một nguyên nhân khiến các đơn vị này bùng phát thời gian qua là do lợi dụng sự cởi mở của Luật Du lịch. Ngoài ra, để được kinh doanh lữ hành quốc tế thì các doanh nghiệp phải ký quỹ 250 triệu đồng, hướng dẫn viên được cấp thẻ hoạt động, nhiều đơn vị không muốn bỏ ra khoản tiền kỹ quỹ nên đã tìm cách hoạt động “chui”.

Được biết, hiện có 3 kiểu tổ chức lữ hành “chui”. Đó là DN không có chức năng kinh doanh du lịch lữ hành nhưng tự bán tour để trốn thuế; Hoặc hướng dẫn viên du lịch tự “đánh quả” hoặc cán bộ, nhân viên trong ngành, cơ quan Nhà nước, khách sạn tự môi giới, dẫn khách. DN “núp bóng” chi nhánh, công ty nước ngoài không có chức năng kinh doanh du lịch, nhất là du lịch đưa đón khách quốc tế nhưng vẫn thực hiện chức năng này.Không chỉ có vậy, nhiều công ty TNHH còn ăn cắp thương hiệu của các công ty được phép kinh doanh DLLH quốc tế.

Theo số liệu của Tổng cục Du lịch: chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2007, lượng khách từ Hàn Quốc đạt gần 200.000 lượt, tăng hơn 20% so với cùng kỳ 2006. Song hầu hết đều đi theo tour do các đầu nậu nước này tổ chức trái phép thông qua việc sử dụng danh nghĩa các đơn vị du lịch Việt Nam. Họ thu lãi lớn không chỉ nhờ giá tour cao ngất ngưởng, mà còn thu lãi nhờ “chặt chém” khách hàng tiền dịch vụ giải trí tại Việt Nam với giá cao. Kiểu kinh doanh này đã khiến cho hình ảnh du lịch Việt Nam bị biến dạng trong con mắt du khách quốc tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và Luật Du lịch của nước ta. Vừa qua, thanh tra ngành du lịch đã phát hiện, xử lý Công ty Seiko (Hàn Quốc) tổ chức đưa khách Hàn vào Việt Nam.

Việc kinh doanh du lịch lữ hành “chui” còn trốn được việc nộp thuế gây thất thu thuế và trốn tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để tình trạng này là vấn đề hết sức nan giải bởi hầu hết các công ty, văn phòng du lịch “chui”hầu như chỉ giao dịch qua mạng, thanh toán bằng thẻ tín dụng nên phát hiện, xử lý rất khó khăn. Hiện nay, mức phạt hành chính việc vi phạm chỉ 10 triệu đồng, không có tác dụng răn đe. Trong khi đó, lực lượng thanh tra du lịch quá mỏng chỉ có trên 40 người, trong khi hiện có 556 DN được cấp phép kinh doanhlữ hành quốc tế và hơn 5000 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Để kiểm soát chặt các DN lữ hành chui, thời gian tới Thanh tra Tổng cục Du lịch sẽ thông báo công khai tên DN lữ hành “chui” trên trang web của Tổng cục và phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, Tổng cục cũng sẽ công bố chi tiết thủ đoạn mà các DN này sử dụng để khách du lịch biết cách phòng tránh.

(Nguồn: Kinh tế đô thị, http://www.ktdt.com.vn/ Thứ sáu, 11 Tháng năm 2007, 09:01 GMT+7 )

Một phần của tài liệu Hoạt động thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại thị trường du lich Hà Nội (Trang 122 - 124)