KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QU A

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình, vĩnh long (Trang 33 - 35)

NĂM 2011 – 2013 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Để có thể hoạt động thì ngân hàng bắt buộc phải có nguồn vốn nhất định. Nguồn vốn được huy động với nhiều hình thức khác nhau, dù huy động với hình thức nào thì phần lớn được dùng để cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế khác nhau. Nguồn vốn càng dồi dào thì khả năng cấp tín dụng và đầu tư càng lớn, tạo được nguồn thu cho ngân hàng giúp cho nền kinh tế phát triển. Từ đó ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả và khẳn định thương hiệu của mình. Đối với NHNo&PTNT huyện Tam Bình, nguồn vốn có được từ hai nguồn chính là vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế và vốn vay từ ngân hàng cấp trên.

Vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế: sau khi huy động được, ngân hàng tiến hành trích dự trữ bắt buộc theo luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phần vốn còn lại ngân hàng được quyền cho vay, đầu tư và các hoạt động khác để thu lợi nhuận.

Vốn vay từ ngân hàng cấp trên: khi nguồn vốn huy động không đủ cho vay và các hoạt động khác, ngân hàng tiến hành vay từ ngân hàng cấp tỉnh Vĩnh Long, lãi suất vay lớn hơn lãi suất huy động vốn.

Dựa vào bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng, nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển đều tăng. Cụ thể như sau, năm 2011 tổng nguồn vốn là 409.659 triệu đồng, tăng 15,58% ở năm 2012 đạt 473.494 triệu đồng và sang năm 2013 nguồn vốn tiếp tục tăng 13,74% đạt 538.564 triệu đồng. Nguồn vốn sáu tháng đầu năm 2014 tăng 9,09%, số tuyệt đối là 46.907 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng hoạt động ổn định, tạo được lòng tin đối với khách hàng, ngày càng chứng tỏ ngân hàng là kênh đầu tư vốn an toàn cho người gửi tiền. Với tình hình khó khăn như trong năm 2011 và 2012 và một phần đã cải thiện hơn trong năm 2013 và 2014, ngân hàng đã có những chính sách quan trọng cũng như đề ra biện pháp để có thành quả tốt, đó là sự cố gắng của NHNo&PTNT huyện Tam Bình.

Nếu ngân hàng chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì không thể đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của khách hàng. Chính vì thế, ngoài nguồn vốn huy động thì ngân hàng còn phải phụ thuộc vào vốn điều chuyển.

24 Năm 2011 20,19% 79,81% Năm 2013 72,14% 27,86% Năm 2012 79,39% 20,61% 30/06/2013 72,50% 27,50% 30/06/2014 73,73% 26,27%

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 30/06/2013 30/06/2014 2012/2011 2013/2012

30/06/2013 so với 30/06/2014 Số tiền ( %) Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động 326.930 375.904 388.513 374.124 415.049 48.974 14,98 12.609 3,35 40.925 10,94 Vốn điều chuyển 82.729 97.590 150.051 141.881 147.863 14.861 17,96 52.461 53,76 5.982 4,22 Tổng nguồn vốn 409.659 473.494 538.564 516.005 562.912 63.835 15,58 65.070 13,74 46.907 9,09

25

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình, vĩnh long (Trang 33 - 35)