Vốn điều chuyển

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình, vĩnh long (Trang 35 - 37)

Vốn điều chuyển hay vốn vay của ngân hàng cấp tỉnh Vĩnh Long là phần vốn mà ngân hàng cấp tỉnh cho ngân hàng cấp huyện vay khi tổng số vốn huy động không đủ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng cấp

26

tỉnh luôn khuyến khích các ngân hàng cấp huyện trong việc chủ động huy động vốn để tăng khả năng tự chủ của mình. Do đó, lãi suất vay ngân hàng cấp trên thường cao hơn lãi suất huy động, đó như là một biện pháp giảm sử dụng nguồn vốn này khi không cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, phần vốn vay này là liều cứu sinh hữu hiệu cho các ngân hàng khi thiếu vốn.

Cũng như vốn huy động, vốn điều chuyển tăng qua các năm. Năm 2011, vốn vay là 82.729 triệu đồng. Năm 2012 tăng 14.861 triệu đồng đạt 97.590 triệu đồng hay tăng số tương đối là 17,96% và tiếp tục tăng 52.461 triệu đồng hay 53,76% ở năm 2013 đạt 150.051 triệu đồng. Tỷ trọng vốn huy động trong 3 năm giảm, trong khi tỷ trọng vốn điều chuyển tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 chiếm 20,19%, năm 2012 chiếm 20,61% và chiếm tỷ trọng cao nhất là năm 2013 tới 27,86%. Tất nhiên, trong năm 2013 nguồn vốn huy động không đủ cho vay và phải vay từ ngân hàng cấp trên thì ngân hàng mới hoạt động bình thường được. Năm 2011 trần lãi suất huy động là 14%/năm, sang năm 2012 giảm còn 9%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng, năm 2013 tiếp tục giảm chỉ còn 7%/năm cho tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng. Do đó, lãi suất đầu ra cũng giảm theo đúng chủ trương của chính phủ nhằm để hỗ trợ cho 5 ngành quan trọng là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Với chính sách này, người dân tại địa phương và các xã vùng sâu có thể tiếp cận nguồn vốn này cho các hoạt động có liên quan. Điều đó làm cho nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vốn khá cao trong thời gian này. Do vậy, việc ngân hàng xin vay vốn ngân hàng cấp trên là rất cần thiết.

Đến sáu tháng đầu năm 2014, mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực ưu tiên được điều chỉnh giảm còn 8%/năm, trung và dài hạn từ 10 – 11,5%/năm được áp dụng chính thức ngày 18/03/2014. Do đó, tình hình sử dụng vốn rất năng động tại huyện, lượng vốn cần cho các hoạt động lớn như: xây dựng nhà máy xay lúa, đóng sà lan, mua máy nông nghiệp, chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, xây mới và sửa chữa nhà,… Đó là nguyên nhân làm cho vốn điều chuyển tăng 4,22% đạt 147.863 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước là 141.881 triệu đồng.

Mặc dù việc sử dụng vốn điều chuyển liên tục tăng qua các năm sẽ làm cho chí phí tăng cao hơn so với chi phí vốn huy động, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nhưng tại thời điểm này việc sử dụng vốn vay từ ngân hàng hàng cấp trên cũng được xem là giải pháp duy nhất để ổn định tình hình kinh doanh tại ngân hàng.

27

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình, vĩnh long (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)