4.2.1 Huy động vốn theo loại tiền gửi
Là hình thức huy động bao gồm 2 loại tiền tệ chính là: nột tệ (VND) và ngoại tệ (USD). Ngân hàng phân loại theo hình thức này để thấy được số lượng cũng như cơ cấu của các loại đồng tiền này trong tổng nguồn vốn huy động. Từ đó, ngân hàng tiến hành phân tích, đề ra chiến lược huy động cụ thể cho mỗi loại tiền, giúp tăng nguồn vốn cho ngân hàng, cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng mỗi loại tiền tệ trong dân cư.
Người dân tại địa phương phần lớn nắm giữ đồng Việt Nam là chủ yếu, vì tính thanh khoản của loại đồng tiền này cao hơn nắm giữ đồng khác, rất thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày. Khả năng huy động loại tiền này rất dễ với số lượng rất lớn và tăng doanh số tăng liên tục qua 3 năm. Chỉ một ít cá nhân nắm giữ ngoại tệ và được gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng, do có sự chênh lệch tỷ giá nên lượng ngoại tệ của ngân hàng có thay đổi trong 3 năm.
4.2.1.1 Tiền gửi nội tệ
Vốn huy động bằng nội tệ chủ yếu từ các nguồn như: tiền gửi kho bạc, tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế. Vốn này chiếm tỷ trọng cao trên 99% trong tổng nguồn vốn huy động và liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2011 là 323.963 triệu đồng, sang năm 2012 tăng 49.310 triệu đồng đạt 373.273 triệu đồng và tiếp tục tăng 11.841 triệu đồng ở năm 2013 đạt 385.114 triệu đồng. Năm 2012 lượng tăng vốn là 15,22% so với năm 2011, năm 2013 có sự tăng trưởng nhưng thấp hơn mức tăng ở năm 2012 là 3,17%. Do sản xuất chủ lực của huyện là nông nghiệp với 77% dân số làm việc và sinh sống thuộc lĩnh vực này. Đồng Việt Nam là loại tiền chủ yếu được sử dụng, người dân của huyện có thói quen sử dụng đồng nội tệ hơn các loại tiền khác, việc trao đổi mua bán chủ yếu trong nước là chính. Đó là nguyên nhân làm cho đồng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng qua các năm. Các hoạt động xuất nhập khẩu hay trao đổi hàng hóa với nước ngoài thì không phổ biến tại huyện. Do đó, lượng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng qua các năm.
4.2.1.2 Tiền gửi ngoại tệ
Khoản gần 1% dân cư nắm giữ ngoại tệ do bà con Việt kiều gửi về và dùng số tiền đó gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng. Theo sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, tỷ giá năm 2012 có phần giảm so với năm 2011 cũng gióp phần làm cho lượng tiền gửi vào thấp hơn 336 triệu đồng so với năm 2011, và tăng 768 triệu đồng đạt 3.399 triệu đồng năm 2013.
28 Năm 2011 0,91% 99,09% Năm 2012 0,70% 99,30% Năm 2013 0,87% 99,13% 30/06/2013 0,64% 99,36% 30/06/2014 0,84% 99,16% Nội tệ Ngoại tệ
Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi của NHNo&PTNT huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 30/06/2013 30/06/2014 2012/2011 2013/2012 30/06/2014 so với 30/06/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Nội tệ 323.963 373.273 385.114 371.725 411.573 49.310 15,22 11.841 3,17 39.848 10,72 Ngoại tệ 2.967 2.631 3.399 2.399 3.476 (336) (11,32) 768 29,19 1.077 44,89 Tổng vốn huy động 326.930 375.904 388.513 374.124 415.049 48.974 14,98 12.609 3,35 40.925 10,94
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình
29
Lượng ngoại tệ gửi vào ngân hàng có biến động qua các năm cũng do ảnh hưởng chung từ chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2011 được xem là thành công của chính sách điều hành tỷ giá khi những ngày cuối năm, tỷ giá đi vào ổn định, sau những lần điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng một cách linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá trần của các ngân hàng thương mại giữ vững ở mức 21.036 VND/USD. Vào đầu năm 2012 duy trì ổn định với biến động không quá +/-1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng và với chiều hướng giảm từ 21.036 VND/USD, xuống còn khoản 20.828 VND/USD. Để phù hợp với tín hiệu thị trường, ngày 27/06/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên mức 21.036 VND/USD, sau 1,5 năm ổn định ở mức 20.828 VND/USD, đồng thời tiếp tục khẳng định quyết tâm ổn định tỷ giá như định hướng đề ra từ đầu năm. Sau thời gian đó, nhu cầu USD tại các NHTM bắt đầu hạ nhiệt dần. Trong những ngày cuối năm 2013, giá USD tại các NHTM ổn định quanh mức 21.140 VND. Trong năm 2014, để góp phần hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra, chiều 18/06/2014, NHNN đã quyết định nâng tỷ giá chính thức thêm 1% lên 21.246 VND/USD, có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. Đây là lần điều chỉnh tỷ giá đầu tiên trong vòng 1 năm qua, sau quyết định nâng tỷ giá thêm 1% lên 21.036 VND/USD vào chiều 27/6/2013.
Lượng vốn huy động bằng VND trong sáu tháng đầu năm 2014 chiếm con số cao 411.573 triệu đồng, tăng 10,72% hay tăng 39.848 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, chiếm 99,16% trong tổng nguồn vốn huy động, vốn huy động bằng ngoại tệ cũng tăng ở thời điểm này tăng 1.077 triệu đồng đạt 3.476 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước là 2.399 triệu đồng. Do đó, nội tệ vẫn là đồng tiền chủ lực của bà con tại địa phương.
4.2.2 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Là khả năng ngân hàng huy động vốn theo chủ thể nào đó đóng góp cho sự phát triển về tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. NHNo&PTNT huyện Tam Bình huy động chủ yếu từ kho bạc, tổ chức kinh tế dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và dân cư dưới hình thức gửi tiết kiệm. Việc phân tích hình thức huy động này để thấy được khả năng huy động theo chủ thể nào chiếm tỷ trọng cao, thấp. Từ đó đề ra chiến lược cũng như các biện pháp cụ thể để tăng khả năng thu hút khách hàng.
4.2.2.1 Tiền gửi dân cư
Nhìn vào bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy NHNo&PTNT huyện Tam Bình huy động chủ yếu từ dân cư với tỷ trọng cao trung bình là 87,85%.
30 Năm 2011 8,43% 2,75% 88,81% Năm 2012 5,99% 7,24% 86,77% 30/06/2013 7,97% 7,53% 84,50% 30/06/2014 7,29% 3,61% 89,09% Kho bạc Tổ chức kinh tế Dân cư Năm 2013 5,32% 6,71% 87,97%
Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 30/06/2013 30/06/2014 2012/2011 2013/2012 30/06/2014 so với 30/06/2013 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Kho bạc 8.998 27.234 26.055 28.172 15.000 18.236 202,67 (1.179) (4,33) (13.172) (46,76) Tổ chức kinh tế 27.571 22.512 20.680 29.823 30.270 (5.059) (18,35) (1.832) (8,14) 447 1,50 Dân cư 290.361 326.158 341.778 316.129 369.779 35.797 12,33 15.620 4,79 53.650 16,97 Tổng vốn huy động 326.930 375.904 388.513 374.124 415.049 48.974 14,98 12.609 3,35 40.925 10,94
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình
Hình 4.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014
31
Năm 2011 huy động được 290.361 triệu đồng, con số này tiếp tục tăng ở năm 2012 là 12,33% hay số tuyệt đối là 35.797 triệu đồng đạt 326.158 triệu đồng, sang năm 2013 tăng ít hơn năm 2012 chỉ tăng 15.620 triệu đồng, tăng 4,79% đạt 341.778 triệu đồng. Được sự chỉ đạo của chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay đối ngành nông nghiệp nông thôn nên lãi suất cho vay ưu đãi các ngành này thấp dẫn tới lãi suất huy động thấp. Trước tình hình đó ngân hàng đã có những giải pháp trong và ngoài để có thể thu hút khách hàng như: tặng quà khi khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn dài thường thì 3 tháng trở lên, cán bộ giao dịch có thái độ thân thiện, cải thiện cơ sở vật chất tại nơi tiếp dân,… Tuy các việc làm này không ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi nhưng cũng phần nào làm cho người dân cảm thấy thoải mái và thuận tiện hơn khi đồng tiền của mình được gửi tại ngân hàng. So với các hoạt động khác, gửi tiền vào ngân hàng được xem là phương pháp kinh doanh đơn giản, ít rủi ro. Tuy lợi nhuận không cao nhưng người dân vẫn thích gửi tiền vào ngân hàng. Điều đó góp phần làm cho tiền gửi từ thành phần này tăng qua các năm.
4.2.2.2 Tiền gửi tổ chức kinh tế
Ngoài tiền gửi dân cư, ngân hàng còn huy động thông qua kênh tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Tuy tỷ trọng trung bình khoản 6,58% nhưng không thể thiếu đối với ngân hàng. Nhìn chung, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm qua 3 năm, năm 2011 là 27.571 triệu đồng, năm 2012 là 22.512 triệu đồng đã giảm 18,35% hay số tuyệt đối là 22.512 triệu đồng, sang năm 2013 tiếp tục giảm 8,14% hay 1.832 triệu đồng chỉ còn 20.680 triệu đồng. Nguyên nhân lượng tiền gửi giảm liên tục là do mức lãi suất giảm cùng với việc trên địa bàn xuất hiện nhiều ngân hàng khác như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Tín. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, do đó các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn. Đa số tổ chức kinh tế có vi mô nhỏ, vòng luân chuyển vốn nhanh nên lượng tiền nhàn rỗi ít. Bên cạnh đó số lượng các doanh nghiệp ít, họ gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu dưới hình thức tiền gửi thanh toán, tuy khả năng sinh lợi thấp nhưng tính thanh khoản cao hơn các hình thức khác và để thuận tiện hơn khi giao dịch với khách hàng.
4.2.2.3 Tiền gửi kho bạc
Kho bạc là khách hàng lâu đời của ngân hàng, cũng giống như các tổ chức kinh tế, kho bạc gửi tiền vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi kho bạc tại ngân hàng nhằm để trả lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Qua các năm, tiền gửi kho bạc chiếm tỷ trọng thấp nhất trung bình khoản 5,57%, tăng mạnh năm 2012 và giảm năm 2013. Năm 2011 là
32
8.998 triệu đồng chiếm 2,75% trong tổng vốn huy động, tăng 18.236 triệu đồng ở năm 2012 đạt 27.234 triệu đồng chiếm 7,24% và giảm nhẹ trong năm 2013 còn 26.055 triệu đồng chiếm 6,71%.
Qua số liệu thống kê tại thời điểm 30/06/2014 cho thấy, ngân hàng huy động với nguồn vốn lớn, số dư tăng so với năm trước, đây là tín hiệu tốt đối với ngân hàng. Trong đó, tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế tăng lần lược là 16,97% và 1,50%. Tiền gửi của kho bạc giảm 46,76%. Lãi suất năm 2014 là vấn đề nan giải đối với ngân hàng, việc thu hút với lãi suất giảm là điều rất khó khăn. Với con số như trên, ngân hàng đã rất nổ lực cũng như có chiến lược huy động vốn hiệu quả.
4.2.3 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn
Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn là việc phân tích các chủ thể kinh tế gửi tiền vào ngân hàng ở kỳ hạn nào. Tùy từng chủ thể có hình thức gửi tiền thích hợp, phù hợp với chiến lược kinh doanh riêng của mình. Ngân hàng tiến hành phân tích hình thức này để thấy được mức độ tăng, giảm riêng ở mỗi dạng cũng như khoản mục nào chiếm tỷ trọng cao, thấp và định hướng huy động vốn có hiệu quả hơn. Huy động vốn theo kỳ hạn bao gồm:
Không kỳ hạn: tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế và kho bạc, tiền gửi thanh toán của dân cư.
Có kỳ hạn: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của dân cư.
4.2.3.1 Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn rất quan trọng đối với các loại hình doanh nghiệp. Tuy khả năng sinh lợi thấp, nhưng đó là phương thức thanh toán nhanh, gọn, kịp thời và ít tốn nhiều thời gian. Đối với người dân, tiền gửi không kỳ hạn tồn tại dưới hình thức tiền điện tử, thông qua sử dụng dịch vụ thẻ ATM. Nhìn vào bảng 4.4 và hình 4.4 ta thấy tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng năm 2012, giảm năm 2013 và chiếm tỷ trọng trung bình khoản 13,03%. Năm 2011 là 41.389 triệu đồng, năm 2012 là 51.412 triệu đồng tăng 24,22% hay số tuyệt đối là 10.023 triệu đồng và giảm 3,61% hay 1.854 triệu đồng ở năm 2013 còn 49.558 triệu đồng. Các chủ thể gửi tiền vào ngân hàng với hình thức này chủ yếu dùng để thanh toán là chính hay sẵn sàng rút tiền ra ngân hàng khi cần. Chính vì vậy, người gửi tiền ít quan tâm đến lãi suất là bao nhiêu, họ chỉ quan tâm đến tính thanh khoản khi có nhu cầu. Do đây là nguồn vốn không ổn định nên lãi suất của loại hình này rất thấp chỉ khoản 1-2,50%/năm. Để có thể thu hút được vốn tiền gửi không kỳ hạn thì ngân hàng cần phải thoả mãn các nhu cầu về thanh toán của khách hàng nhằm góp phần làm tăng vốn tiền gửi không kỳ hạn qua các năm tiếp theo.
33 Năm 2012 13,68% 86,32% Năm 2013 12,76% 87,24% 30/06/2013 15,89% 84,11% 30/06/2014 10,96% 89,04% Không kỳ hạn Có kỳ hạn Năm 2011 12,66% 87,34%
Bảng 4.4: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo&PTNT huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình
Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình
Hình 4.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo&PTNT huyệnTam Bình giai đoạn 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 30/06/2013 30/06/2014 2012/2011 2013/2012
30/06/2014 so với 30/06/2013 số tiền (%) số tiền (%) số tiền (%) Không kỳ hạn 41.389 51.412 49.558 59.452 45.470 10.023 24,22 (1.854) (3,61) (13.982) (23,52) Có kỳ hạn 285.541 324.492 338.955 314.672 369.579 38.951 13,64 14.463 4,46 54.907 17,45 - Dưới 12 tháng 280.440 263.962 282.166 224.407 276.346 (16.478) (5,88) 18.204 6,90 51.939 23,14 - Từ 12 tháng 5.101 60.530 56.789 90.265 93.233 55.429 1086,63 (3.741) (6,18) 2.968 3,29 Tổng vốn huy động 326.930 375.904 388.513 374.124 415.049 48.974 14,98 12.609 3,35 40.925 10,94
34
4.2.3.2 Tiền gửi có kỳ hạn
Nếu như tiền gửi không kỳ hạn phổ biến cho các tổ chức kinh tế thì tiền gửi có kỳ hạn cần cho dân cư. Tồn tại dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, bao gồm: tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ, tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ và tiết kiệm gửi góp hàng tháng. Nhìn chung, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, trung bình khoản 86,97% và tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 38.951 triệu đồng đạt 324.492 triệu đồng so với năm 2011 là 285.541 triệu đồng, năm 2013 là 338.955 triệu đồng tăng 14.463 triệu đồng so với năm 2012. Sự đóng góp của tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm số lượng lớn, phổ biến hơn tiền gửi có kỳ hạn dài. Cụ thể, năm 2011 với con số lớn nhất trong 3 năm, tổng số lượng tiền gửi là 280.440 triệu đồng, sau đó giảm 16.478 triệu đồng ở năm 2012 và tăng lại 18.204 triệu đồng ở năm 2013. So với tiền gửi không kỳ hạn, mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn, biến động qua các năm. Để kiềm chế lạm phát trong năm 2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy định trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng là 14%. Theo đó, lãi suất huy động cao nhất kể từ 2010. Chính vì lẽ đó, lượng vốn huy động trong năm này cao đạt 280.440 triệu đồng. Theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN, từ 06/2012, ngân hàng nhà nước chính thức bỏ trần huy động kỳ hạn dài. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn từ 12