GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình, vĩnh long (Trang 53 - 55)

Ngân hàng hoạt động chủ yếu là phải nhờ vào nguồn vốn huy động được, để nâng cao lượng vốn với chi phí thấp nhất, ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp thiết thực như sau:

Đối với các nhân tố khách quan: điều kiện tự nhiên và chính sách NHNN.

Ngân hàng có thể liên kết với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại huyện để hướng dẫn người dân canh tác có hiệu quả, chủ động thay đổi phương thức truyền thống để sản suất tốt hơn, mở các cuộc hội thảo để bà con nông dân học hỏi kinh nghiệm. Từ đó, không những người dân trả được nợ cho ngân hàng mà còn tiếp nhận được khoản lợi nhuận có được, làm gia tăng vốn cho ngân hàng.

Việc áp dụng trần lãi suất huy động sẽ làm cho các ngân hàng càng bình đẳng hơn khi đưa ra mức lãi suất để thu hút khách hàng, cùng với giảm lãi suất qua từng năm càng gây khó khăn trong huy động. Do đó, ngân hàng nên chủ động áp dụng mức lãi suất huy động gần với trần lãi suất để có thể thu hút khách hàng, bên cạnh đó áp dụng thêm các hình thức khuyến mãi kèm theo để nắm giữ các khách hàng lâu đời và thu hút thêm khách hàng mới.

Đối với các nhân tố chủ quan: năng lực của phòng giao dịch, sản phẩm dịch vụ, lãi suất kỳ hạn dài, đối thủ canh tranh. Ngân hàng có thể đưa ra những kế hoạch, chiến lược và các hoạt động cụ thể để thu hút nguồn vốn như:

Phát huy hơn nữa lợi thế hoạt động ở các phòng giao dịch, nâng cao trách nhiệm ở từng bộ phận nghiệp vụ trong việc thực hiện chỉ tiêu huy động vốn được giao. Giao khoán chỉ tiêu huy động vốn cụ thể ở từng chi nhánh, bộ phận nghiệp vụ, từng cá nhân và xem đây là công tác trọng tâm. Tăng cường công tác huy động vốn trên địa bàn, đặc biệt là nguồn vốn có kỳ hạn vì đây là nguồn vốn có tính ổn định nhằm tăng tính chủ động vốn cho ngân hàng, phấn đấu đạt mục tiêu giảm dần vốn vay ngân hàng cấp trên, đủ nguồn vốn huy động để cân đối đáp ứng nhu cầu vốn cho vay theo chỉ tiêu dư nợ được giao.

Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu ngân hàng huyện Tam Bình, tích cực tiếp cận khách hàng có vốn nhàn rỗi, triển khai kịp thời các thể thức huy động, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro về lãi suất và chủ động nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng không chỉ thu hút bằng lãi suất mà còn các hình thức khác như: tặng quà, rút thăm trúng

44

thưởng,… Bên cạnh đó, ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng như đơn giản các thủ tục nhưng vẫn theo quy định để giảm thời gian, chi phí đi lại. Mở rộng các hình thức huy động vốn trong dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và dịch vụ thẻ điện tử.

Đối với vốn có kỳ hạn trung và dài, ngân hàng chỉ có thể thu hút thông qua kênh lãi suất, vì lãi suất càng hấp dẫn, càng lớn thì khả năng huy động càng dễ dàng. Theo thông tư số 14 và 15/2013/TT-NHNN ngày 27/06/2013, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng tự ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn trên thị trường. Do đó, ngân hàng có thể tự ấn định lãi suất phù hợp để thu hút vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Đối với sự cạnh tranh của các ngân hàng, ngân hàng huyện Tam Bình tiến hành nghiên cứu các đối thủ đang cạnh tranh tại huyện, từ đó ngân hàng đề ra các thể thức huy động có hiệu quả, tăng tính cạnh tranh lành mạnh. So sánh các cách thức huy động giữa ngân hàng mình với đối thủ để thấy được những lợi thế và hạn chế của ngân hàng mình. Từ đó có sự điều chỉnh linh hoạt để thu hút khách hàng, phát huy lợi thế và cải thiện những hạn chế để ngân hàng hoàn chỉnh hơn trong việc huy động.

45

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình, vĩnh long (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)