NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình, vĩnh long (Trang 29)

3.4.1 Thuận lợi

Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tăng cường đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình hiện đại hóa ngân hàng và tiến trình hội nhập quốc tế, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tam Bình bằng nhiều giải pháp linh hoạt sáng tạo vượt khó hoàn thành nhiệm vụ và không ngừng phát triển, thực hiện tốt các nghĩa vụ nhà nước.

Thường xuyên phát động các phong trào thi đua tác động thiết thực đến toàn bộ công nhân viên ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

Xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Thường xuyên làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo và tiếp thị. Đa đa dạnh hóa các thể thức và lãi suất huy động vốn theo quy định, nâng cao chất lượng hoạt động, thay đổi phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng khi đến giao dịch về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

20

tín dụng sát với tình hình thực tế tại địa phương. Từ đó, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho vay đối với các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện.

Mạng lưới các phòng giao dịch trực thuộc đã truyền tải vốn đến tận các xã vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân nói chung bà con nông dân nói riêng, được tiếp cận nguồn vốn tín dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng, ít tốn kém chi phí và thời gian đi lại. Tính đến nay, chi nhánh đã cho vay tất cả các xã, các ấp không để trắng, người dân có vốn để sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.

Khâu kế toán an toàn, chính xác ở các cấp, phòng giao dịch. Trình độ tin học ở các chi nhánh trực thuộc được nâng lên rõ rệt ở hầu hết các nghiệp vụ, có khả năng tiếp thu tốt các chương trình ứng dụng.

Thực hiện các biện pháp nhằm tạo động lực trong kinh doanh thông qua nâng cao quyền chủ động của cấp dưới, có những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, gắn khoán tài chính với tập thể cá nhân làm tốt, thường xuyên phát động các đợt thi đua ngắn ngày ở từng mặt nghiệp vụ cụ thể, nhờ đó ở hầu hết các chi nhánh trực thuộc cơ bản đã hoàn thành chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh tài chính.

Nâng cao chất lượng các hoạt động trong kinh doanh đáp ứng các tiện ích trong khách hàng, trách rủi ro, tránh lãng phí, thực hành tiết kiệm. ứng dụng tốt các công cụ điều hành, các biện pháp nâng cao nguồn lực đối với hoạt động kinh doanh. Phát huy được tính năng động sáng tạo ở cơ sở, phòng giao dịch.

3.4.2 Khó khăn

Nguồn vốn huy động tăng trưởng không đồng đều ở các phòng giao dịch trực thuộc nên chưa phát huy được lợi thế mạng lưới hoạt động, nguồn vốn huy động trung và dài hạn không đủ đầu tư cho các dự án, cơ sở hạ tầng và các đối tượng đầu tư khác. Do đó, phải vay vốn từ ngân hàng cấp trên. Số dư không ổn định phải vay vốn, từ đó hiệu quả kinh doanh không cao.

Thị phần, thị trường có nhiều cố gắng để xâm nhập nhưng lại thiếu ổn định. Việc phân loại khách hàng, phân loại thị trường chưa thật sự quan tâm đúng mức.

Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay không thường xuyên liên tục nên việc xử lý nợ có vấn đề không kịp thời, khâu thẩm định chưa theo quy trình tín dụng dẫn tới nợ xấu cao.

Quy mô tăng trưởng các sản phẩm dịch vụ chủ lực còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về địa bàn.

21

3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG

Công tác huy động vốn:

Quảng bá thương hiệu ngân hàng, tiếp thị các sản phẩm huy động vốn bằng các hình thức thông tin đại chúng, tiếp thị trực tiếp với khách hàng và tư vấn tốt cho khách hàng trong việc lựa chọn các thể thức tiền gửi, lãi suất.

Khai thác huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tài chính, tổ chức chính trị, xã hội, đổi mới mạnh mẽ phong cách làm việc, nâng cao tiện ích, chất lượng thu hút khách hàng ngày càng đông chủ yếu khách hàng là dân cư và vận động thu qua thanh toán chuyển tiền.

Công tác tín dụng:

Tập trung mọi giải pháp để phát triển thị trường, thị phần, tăng trưởng tín dụng, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp nông thôn với việc cho vay kinh tế hộ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề, dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay đời sống và cơ sở hạ tầng. Xem việc tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn là nhiệm vụ trọng tâm.

Bằng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, chú trọng việc phân tích thị trường, phân loại khách hàng, đối tượng vay vốn và phân tích nợ để có biện pháp thích hợp trong việc cho vay, xử lý thu hồi nợ, xử lý tốt nợ gốc, lãi, lãi đọng, nợ nhóm 2, nợ xấu nhóm 3, 4, 5.

Tập trung phân tích nợ đã xử lý rủi ro, nợ xấu lên kế hoạch cụ thể từng trường hợp để có biện pháp thu hồi. Hạn chế mức thấp nhất nợ xấu phải chuyển sang nợ rủi ro.

Chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng các quy chế, quy định và các văn bản hướng dẫn về đầu tư tín dụng nhất là công tác thẩm định các dự án, phương án vay vốn và tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Công tác tài chính ngân quỹ:

Khai thác triệt để các nguồn thu từ tín dụng: thu lãi đến hạn, quá hạn, lãi tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro đảm bảo có mức chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra cao.

Khai thác tốt nguồn thu ngoài tín dụng thông qua việc thu hút khách hàng đến giao dịch, thanh toán, chuyển tiền, mở tài khoản cá nhân, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, đại lý bảo hiểm,...

Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về nghiệp vụ ngân quỹ bao gồm hệ thống kho, két, quy trình thu chi tiền mặt, phát huy tính liêm khiết của cán bộ ngân quỹ.

22

Các sản phẩm dịch vụ:

Vận động tốt việc mở thẻ ATM, bán bảo hiểm thông qua vay vốn, vận động khách hàng mở SMS tiền gửi, tiền vay, dịch vụ kiều hối và các dịch vụ khác.

23

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH, VĨNH LONG

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2011 – 2013 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014 NĂM 2011 – 2013 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Để có thể hoạt động thì ngân hàng bắt buộc phải có nguồn vốn nhất định. Nguồn vốn được huy động với nhiều hình thức khác nhau, dù huy động với hình thức nào thì phần lớn được dùng để cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế khác nhau. Nguồn vốn càng dồi dào thì khả năng cấp tín dụng và đầu tư càng lớn, tạo được nguồn thu cho ngân hàng giúp cho nền kinh tế phát triển. Từ đó ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả và khẳn định thương hiệu của mình. Đối với NHNo&PTNT huyện Tam Bình, nguồn vốn có được từ hai nguồn chính là vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế và vốn vay từ ngân hàng cấp trên.

Vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế: sau khi huy động được, ngân hàng tiến hành trích dự trữ bắt buộc theo luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phần vốn còn lại ngân hàng được quyền cho vay, đầu tư và các hoạt động khác để thu lợi nhuận.

Vốn vay từ ngân hàng cấp trên: khi nguồn vốn huy động không đủ cho vay và các hoạt động khác, ngân hàng tiến hành vay từ ngân hàng cấp tỉnh Vĩnh Long, lãi suất vay lớn hơn lãi suất huy động vốn.

Dựa vào bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng, nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển đều tăng. Cụ thể như sau, năm 2011 tổng nguồn vốn là 409.659 triệu đồng, tăng 15,58% ở năm 2012 đạt 473.494 triệu đồng và sang năm 2013 nguồn vốn tiếp tục tăng 13,74% đạt 538.564 triệu đồng. Nguồn vốn sáu tháng đầu năm 2014 tăng 9,09%, số tuyệt đối là 46.907 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng hoạt động ổn định, tạo được lòng tin đối với khách hàng, ngày càng chứng tỏ ngân hàng là kênh đầu tư vốn an toàn cho người gửi tiền. Với tình hình khó khăn như trong năm 2011 và 2012 và một phần đã cải thiện hơn trong năm 2013 và 2014, ngân hàng đã có những chính sách quan trọng cũng như đề ra biện pháp để có thành quả tốt, đó là sự cố gắng của NHNo&PTNT huyện Tam Bình.

Nếu ngân hàng chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì không thể đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của khách hàng. Chính vì thế, ngoài nguồn vốn huy động thì ngân hàng còn phải phụ thuộc vào vốn điều chuyển.

24 Năm 2011 20,19% 79,81% Năm 2013 72,14% 27,86% Năm 2012 79,39% 20,61% 30/06/2013 72,50% 27,50% 30/06/2014 73,73% 26,27%

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 30/06/2013 30/06/2014 2012/2011 2013/2012

30/06/2013 so với 30/06/2014 Số tiền ( %) Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động 326.930 375.904 388.513 374.124 415.049 48.974 14,98 12.609 3,35 40.925 10,94 Vốn điều chuyển 82.729 97.590 150.051 141.881 147.863 14.861 17,96 52.461 53,76 5.982 4,22 Tổng nguồn vốn 409.659 473.494 538.564 516.005 562.912 63.835 15,58 65.070 13,74 46.907 9,09

25

4.1.1 Vốn huy động

Vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Tam Bình được thực hiện chủ yếu dưới hình thức tiền gửi dân cư, các tổ chức kinh tế và tiền gửi kho bạc. Vốn này chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2011 ngân hàng huy động được 326.930 triệu đồng, chiếm 79,81% trong tổng cơ cấu nguồn vốn, tăng 48.974 triệu đồng đạt 375.904 triệu đồng ở năm 2012 và chiếm 79,39%, bước sang năm 2013 lượng vốn huy động được 388.513 triệu đồng, tăng 12.609 triệu đồng so với năm 2012, chiếm 72,14%. Với những kết quả đạt được như trên ngày càng chứng tỏ sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục là do ngân hàng đã có những chính sách hợp lý từ đó thu hút khách hàng ngày càng nhiều. Năm 2011 được đánh giá là năm khó khăn đối với nền kinh tế khi xét trên góc độ vĩ mô, còn đối với NHNo&PTNT huyện Tam Bình là một chi nhánh cấp 2 nên sự ảnh hưởng là không lớn, thực chất sự ảnh hưởng trong công tác huy động vốn của ngân hàng phụ thuộc vào người dân tại địa phương là phần lớn. Hơn nữa, ngân hàng đã có mặt từ rất lâu đã tạo được lòng tin của người tiêu dùng qua nhiều năm, cũng có thể nói ngân hàng NHNo&PTNT huyện Tam Bình là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả đối với người dân khi nguồn vốn của họ nhàn rỗi. Mặc dù lãi suất tiền gửi liên tục giảm qua các năm, nhưng đối với người dân thì không thích mạo hiểm, họ chọn hình thức gửi tiền vào ngân hàng là giải pháp an toàn. Hằng năm, nhằm để thu hút và tri ân khách hàng khi gửi tiền, ngân hàng luôn có những hình thức khuyến mãi kèm theo như: tặng ly, quà lưu niệm có lôgô ngân hàng,…Đó cũng là hình thức quảng cáo và kích thích người gửi tiền ngày càng nhiều hơn. Cùng với việc ngân hàng mở thêm 4 phòng giao dịch ở Bình Ninh, Hòa Hiệp, Cái Ngang và Song Phú đã tạo điều kiện lợi hơn trong việc đi lại, cũng như huy động vốn ở tất cả các xã vùng sâu trong huyện. Tất nhiên, với nhiều thuận lợi trên làm cho nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua các năm.

Qua tình hình kinh doanh trong sáu tháng đầu năm cho thấy số dư tại thời điểm 30/06/2014 là 415.049 triệu đồng chiếm 73,73% trong tổng cơ sấu nguồn vốn, tăng 40.925 triệu đồng hay tăng 10,94% so với cùng kỳ năm trước, đây là tín hiệu đáng mừng và là nền tảng để ngân hàng phấn đấu trong sáu tháng cuối năm.

4.1.2 Vốn điều chuyển

Vốn điều chuyển hay vốn vay của ngân hàng cấp tỉnh Vĩnh Long là phần vốn mà ngân hàng cấp tỉnh cho ngân hàng cấp huyện vay khi tổng số vốn huy động không đủ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng cấp

26

tỉnh luôn khuyến khích các ngân hàng cấp huyện trong việc chủ động huy động vốn để tăng khả năng tự chủ của mình. Do đó, lãi suất vay ngân hàng cấp trên thường cao hơn lãi suất huy động, đó như là một biện pháp giảm sử dụng nguồn vốn này khi không cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, phần vốn vay này là liều cứu sinh hữu hiệu cho các ngân hàng khi thiếu vốn.

Cũng như vốn huy động, vốn điều chuyển tăng qua các năm. Năm 2011, vốn vay là 82.729 triệu đồng. Năm 2012 tăng 14.861 triệu đồng đạt 97.590 triệu đồng hay tăng số tương đối là 17,96% và tiếp tục tăng 52.461 triệu đồng hay 53,76% ở năm 2013 đạt 150.051 triệu đồng. Tỷ trọng vốn huy động trong 3 năm giảm, trong khi tỷ trọng vốn điều chuyển tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 chiếm 20,19%, năm 2012 chiếm 20,61% và chiếm tỷ trọng cao nhất là năm 2013 tới 27,86%. Tất nhiên, trong năm 2013 nguồn vốn huy động không đủ cho vay và phải vay từ ngân hàng cấp trên thì ngân hàng mới hoạt động bình thường được. Năm 2011 trần lãi suất huy động là 14%/năm, sang năm 2012 giảm còn 9%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng, năm 2013 tiếp tục giảm chỉ còn 7%/năm cho tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng. Do đó, lãi suất đầu ra cũng giảm theo đúng chủ trương của chính phủ nhằm để hỗ trợ cho 5 ngành quan trọng là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Với chính sách này, người dân tại địa phương và các xã vùng sâu có thể tiếp cận nguồn vốn này cho các hoạt động có liên quan. Điều đó làm cho nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vốn khá cao trong thời gian này. Do vậy, việc ngân hàng xin vay vốn ngân hàng cấp trên là rất cần thiết.

Đến sáu tháng đầu năm 2014, mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực ưu tiên được điều chỉnh giảm còn 8%/năm, trung và dài hạn từ 10 – 11,5%/năm được áp dụng chính thức ngày 18/03/2014. Do đó, tình hình sử dụng vốn rất năng động tại huyện, lượng vốn cần cho các hoạt động lớn như: xây dựng nhà máy xay lúa, đóng sà lan, mua máy nông nghiệp, chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, xây mới và sửa chữa nhà,… Đó là nguyên nhân làm cho vốn điều chuyển tăng 4,22% đạt 147.863 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước là 141.881 triệu đồng.

Mặc dù việc sử dụng vốn điều chuyển liên tục tăng qua các năm sẽ làm cho chí phí tăng cao hơn so với chi phí vốn huy động, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nhưng tại thời điểm này việc sử dụng vốn vay từ ngân hàng hàng cấp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình, vĩnh long (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)