ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình, vĩnh long (Trang 45)

Đánh giá tình hình huy động vốn tại ngân hàng là việc làm rất quan trọng vì để xem xét quá trình huy động diễn ra thật sự hiệu quả hay không, có đạt được các kế hoạch đã đề ra hay không. Tuy đây là những con số mang tính chất tương đối nhưng nó vẫn thể hiện tính quan trọng riêng của nó vì thông qua các tiêu chí này nhà quản trị dựa vào đó để có thể nhận xét một cách khái quát những gì đã diễn ra trong quá khứ và trên cơ sở đó có thể hoạch định các nhiệm vụ, các việc làm cụ thể cũng như có các chiến lược hợp lí trong sáu tháng cuối năm 2014 và trong thời gian tiếp theo. Đánh giá tình hình huy động vốn thông qua một số chỉ tiêu sau đây.

Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình giai đoạn 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2011 2012 2013 30/06/2013 30/06/2014 Vốn huy động 326.930 375.904 388.513 374.124 415.049 Tổng nguồn vốn 409.659 473.494 538.564 516.005 562.912 Tổng dư nợ 403.365 463.556 523.320 495.863 504.909 Tổng chi phí lãi 53.710 49.546 40.453 20.001 18.318 Vốn huy động có kỳ hạn 285.541 324.492 338.955 314.672 369.579 VHĐ/Tổng NV (%) 79,81 79,39 72,14 72,50 73,73 Tổng DN/VHĐ (lần) 1,23 1,23 1,35 1,33 1,22 Chi phí lãi bình quân (%/năm) 13,11 10,46 7,51 - - VHĐ CKH/Tổng VHĐ (%) 87,34 86,32 87,24 84,11 89,04

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình

4.3.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Vốn huy động thể hiện thế mạnh của ngân hàng, chỉ tiêu này cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động tốt, khả năng thu hút vốn từ dân cư cao và càng tự chủ về nguồn vốn. Ngược lại, vốn huy động thấp, ngân hàng phải vay từ cấp trên,

36

tốn chi phí nhiều hơn và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Và nếu ngân hàng huy động được với nguồn vốn lớn mà kinh doanh không hiệu quả cũng ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng. Vì vậy, chỉ tiêu VHĐ/Tổng NV đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Một cách khái quát, chỉ tiêu này càng cao và có kế hoạch kinh doanh hợp lí thì càng có lợi cho ngân hàng.

Trong 3 năm, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao, trung bình khoản 77,11%, có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 là 79,81%, năm 2012 là 79,39% giảm 0,42% so với năm 2011và tiếp tục giảm 7,25% ở năm 2013 chỉ còn 72,14%. Mặc dù vốn huy động có tăng nhưng mức tăng của vốn vay nhiều hơn dẫn tới tỷ trọng vốn huy động giảm dần. Tỷ số này giảm qua các năm là tín hiệu không tốt đối với ngân hàng vì lượng huy động không đủ cho vay và đầu tư nên ngân hàng vay từ cấp trên. Từ năm 2011 – 2013 ngân hàng vay vốn từ cấp trên tăng, nhiều nhất năm 2013 với 27,86% làm cho chi phí năm này cao và lợi nhuận cũng giảm so với năm 2012. Tình hình sáu tháng đầu năm 2014 diễn biến theo hướng có lợi cho ngân hàng, khi tỷ số này đạt 73,73% đã tăng 1,23% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó chứng tỏ ngân hàng đạt được các kế hoạch đã đề ra. Tuy vốn huy động không đủ cho vay, nhưng số dư vốn huy động tăng liên tục đây là tín hiệu tốt đối với ngân hàng và nhận được sự ủng hộ ngày càng lớn của người dân.

4.3.2 Tổng dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, tỷ số này cao hay thấp đều không tốt đối với ngân hàng. Việc duy trì tỷ số này phù hợp với ngân hàng của mình là điều rất khó, đó cũng là sự quan tâm của các nhà quản trị.

Nhìn chung, qua 3 năm tỷ số này đều lớn hơn 1, cho thấy vốn huy động ít không đủ cho vay và đầu tư nên ngân hàng bổ sung bằng vốn vay ngân hàng cấp trên. Năm 2011 và năm 2012 cứ 1,23 đồng dư nợ thì vốn huy động đóng góp 1 đồng, năm 2013 là 1,35 tăng 0,12 lần so với 2012. Năm 2011 và năm 2012 ngân hàng chủ động vốn tốt hơn năm 2013.

Qua sáu tháng đầu năm 2014, tỷ số này đã giảm 0,11 lần chỉ còn 1,22 lần so với cùng kỳ năm trước là 1,33. Đây cũng là kết quả tốt, góp phần ổn định vốn huy động trong thời gian tới và khả năng tự chủ vốn huy động dần được cải thiện.

4.3.3 Chi phí lãi bình quân

Một ngân hàng có hai lãnh vực kinh doanh nòng cốt: huy động vốn và lựa chọn tài sản sinh lời để đầu tư từ các nguồn vốn huy động được. Các ngân hàng luôn nỗ lực để tạo ra lợi nhuận từ hai lĩnh vực này. Do đó, phương pháp

37

xác định chi phí huy động vốn rất hữu ích cho ngân hàng để xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Tính toán tương đối chính xác chi phí vốn là yếu tố cơ bản để xác định mức lợi nhuận mà ngân hàng cần thu được từ các tài sản có sinh lời.

Tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình thì tổng nguồn vốn chịu lãi của ngân hàng cũng chính là tổng nguồn vốn của ngân hàng có được từ 2 nguồn chính là vốn huy động và vốn vay từ ngân hàng tỉnh Vĩnh Long. Chi phí lãi bình quân là tỷ số của tổng chi phí trả lãi tiền gửi và vay trên tổng nguồn vốn chịu lãi. Chi phí trả lãi của ngân hàng đã giảm, bên cạnh đó tổng vốn huy động tăng, tổng vốn vay tăng điều đó làm cho chi phí lãi bình quân giảm. Do chính sách giảm lãi suất cho vay đối với 5 nhóm ngành ưu tiên nên lợi nhuận tối thiểu để bù đắp chi phí vốn đã giảm qua 3 năm. Năm 2011 là 13,11%, năm 2012 là 10,46% giảm 2,65% so với năm 2011, năm 2013 là 7,51% đã giảm 2,95% so với năm 2012. Đây là công thức đơn giản để thấy được chi phí để có được vốn huy động và vay đã giảm qua từng năm làm cho lãi suất đầu ra cũng giảm theo.

4.3.4 Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động

Nguồn vốn của ngân hàng đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau: tiền gửi dân cư, tổ chức kinh tế, kho bạc. Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng được chia thành 2 loại chính là tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Phân tích tiền gửi có kỳ hạn quan trọng đối với ngân hàng, vì nguồn vốn này mang tính ổn định về mặt thời gian, chiếm tỷ trọng cao và phần lớn các hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào nguồn này. Phân tích chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của ngân hàng, vì đối với vốn huy động có kỳ hạn, ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh.

Qua 3 năm, vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trung bình khoản 86,97% và ít biến động. Năm 2012 giảm 1,02% so với năm 2011, năm 2013 tăng 0,92% so với năm 2012. Qua 6 tháng đầu năm, tỷ số này chiếm tỷ trọng cao là 89,04% và tăng 4,93% so với năm trước. Qua đó cho thấy tính ổn định của nguồn vốn này cao đáp ứng khả năng hoạt động của ngân hàng và đây cũng chính là nguồn vốn chủ lực cho mọi hoạt động của ngân hàng.

4.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 4.4.1 Khách hàng 4.4.1 Khách hàng

Khách hàng là nhân tố rất quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng, vì chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Khách hàng chủ yếu là dân cư, tổ chức kinh tế và kho bạc. Trong đó, dân cư chiếm tỷ trọng cao trung bình khoản 87,85% trong tổng số vốn huy động. Vì vậy, phân tích

38

nhân tố khách hàng chủ yếu là dân cư để ngân hàng thu hút lượng vốn rất lớn từ chủ thể này.

Tam Bình là một huyện sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long, dân số 165.214 người. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông với 77% dân số làm nông nghiệp. Do đó, mức thu nhập của người dân không ổn định, phụ thuộc rất lớn từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Diễn biến khí hậu trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Cụ thể, nhiều loại bệnh xuất hiện ngày càng nhiều trên lúa, ô nhiễm môi trường nước làm cho việc nuôi thủy sản cũng khó khăn. Các hoạt động trồng trọt cây ăn quả cũng kém phát triển, do dịch bệnh, mất mùa, đầu ra không ổn định trong khi chi phí đầu vào cao. Với những yếu tố trên làm cho thu nhập của người dân thấp, đó cũng phần nào gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn từ chủ thể này.

Thói quen đầu tư của người dân cũng gây ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Khi lượng tiền nhàn rỗi, ngoài việc gửi tiền vào ngân hàng, người dân có thể mua vàng dự trữ, chơi hụi, cho vay,… Hình thức nào có lợi nhất thì người dân sẵn sàng đầu tư mặc cho có rủi ro hay không. Hơn nữa, người dân có tâm lý ngại đến những nơi với nhiều thủ tục phức tạp như ở ngân hàng và chỉ có người sở hữu sổ mới được rút tiền, không có hoạt động rút dùm. Nên người dân e ngại với ngân hàng, chỉ những đối tượng am hiểu về lỉnh vực này mới đến ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để có thể thay đổi thói quen này, góp phần gia tăng đáng kể lượng vốn huy động.

4.4.2 Chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

Các ngân hàng hoạt động theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước ban hành các nghị định, thông tư liên quan đến lãi suất huy động, cũng như cho vay. Theo đó, các ngân hàng cấp dưới thực hiện theo đúng quy định đã đề ra.

Cụ thể các chính sách quan trọng từ năm 2011 – 2013 bao gồm, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%. Ngày 03/03/2011, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động VND của các TCTD là 14%. Thông tư 19/2012/TT- NHNN ngày 08/06/2012 quy định trần lãi suất huy động 9% cho tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng. Thông tư số 14 và 15/2013/TT-NHNN ngày 27/06/2013 trần lãi suất huy động chỉ còn 7% cho tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng. Quyết định số 498/QĐ-NHNN ngày 17/03/2014 về

39

mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,2%/năm xuống 1%/năm, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7%/năm xuống 6%/năm, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. Lãi suất huy động đã giảm liên tục, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Cụ thể NHNo&PTNT huyện Tam Bình có quy định mức lãi suất đối với các kỳ hạn thông dụng của khách hàng là dân cư tại thời điểm 30/12 của từng năm và ngày 18/03/2014 như sau:

Bảng 4.6: Lãi suất huy động trong 3 năm 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 30/06/2014 Không kỳ hạn 2,50 2,00 1,00 1,00 Kỳ hạn 3 tháng 13,90 7,90 6,90 5,50 Kỳ hạn 6 tháng 13,92 7,92 7,00 6,20 Kỳ hạn 9 tháng 13,94 7,94 7,00 6,20 Kỳ hạn 12 tháng 13,95 7,96 7,95 7,00

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Tam Bình

Như vậy, lãi suất huy động đã giảm qua từng năm theo đúng chủ trương của NHNN đã đề ra, đó cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn từ dân cư.

4.4.3 Đối thủ cạnh tranh

Ngoài NHNo&PTNT huyện Tam Bình còn có 2 ngân hàng khác như: Ngân hàng TMCP Công Thương, Ngân hàng TMCP Đại Tín. Các ngân hàng này chỉ có 1 trụ sở chính, trong khi NHNo&PTNT huyện Tam Bình có thêm 4 phòng giao dịch ở Bình Ninh, Hòa Hiệp, Cái Ngang, Song Phú đã tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp nhận nguồn vốn nhàn rỗi ở hầu hết các xã trong huyện, đây là một lợi thế lớn so với 2 ngân hàng kia. Tuy mở nhiều phòng giao dịch, nhưng mặt bằng lãi suất huy động là như nhau. Do đó, có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng và điều đó cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến doanh số huy động của ngân hàng ở hiện tại và trong tương lai.

4.4.4 Tín dụng đen

40

ngân hàng là những người cho vay không chính thức. Hình thức này gọi là cho vay nặng lãi hay hình thức tín dụng đen, đặc điểm của loại hình này là cho vay với lãi suất cao, thủ tục đơn giản, nhận tiền ngay. Đối với những người có nguồn vốn lớn, ngoài việc gửi vào ngân hàng để sinh lời họ có thể cho vay với những đặc điểm như trên để hưởng mức sinh lời cao hơn. Do không có sự ràng buộc pháp lý giữa các bên, nên khi xảy ra rủi ro thì khả năng mất cả vốn lẫn lãi là đều có thể. Vì thế, loại hình này cũng là đối thủ đối với ngân hàng. Với hình thức trên cũng gây khó khăn không nhỏ cho việc thu hút vốn vào ngân hàng.

4.4.5 Công tác huy động vốn

Công tác huy động vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách hàng, để thực hiện được điều đó ngân hàng luôn tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu NHNo&PTNT huyện Tam Bình, tích cực tiếp cận khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi bằng việc lôi cuống khách hàng khi lần đầu tiên đến giao dịch. Triển khai kịp thời các thể thức huy động để hạn chế mức thấp nhất rủi ro về lãi suất. Phát huy hơn nữa lợi thế hoạt động ở các phòng giao dịch, nâng cao trách nhiệm ở từng bộ phận nghiệp vụ trong việc thực hiện chỉ tiêu huy động vốn được giao. Đa dạng các hình thức huy động với lãi suất đầu vào hợp lý. Đổi mới tác phong giao dịch nhằm giữ và tăng lượng khách hàng, khai thác triệt để phát triển các dịch vụ huy động để tối đa vốn cho ngân hàng. Nếu ngân hàng làm tốt các mặt trên thì càng thu hút vốn từ dân cư. Ngược lại, sự yếu kém ở khâu này cũng là nguyên nhân sụt giảm vốn huy động.

41

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

5.1.1 Những kết quả đạt được

NHNo&PTNT huyện Tam Bình là một ngân hàng lâu đời đã tạo được lòng tin đối với khách hàng trên từng sản phẩm, dịch vụ. Những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn góp phần nâng cao thương hiệu, uy tính của ngân hàng. Công tác huy động vốn được ngân hàng trú trọng, điều này thấy rõ hơn thông qua lượng vốn huy động tăng qua từng năm. Cụ thể năm 2011 tổng vốn huy động là 326.930 triệu đồng, năm 2012 là 375.904 triệu đồng tăng 48.974 triệu đồng so với năm 2011 và tiếp tục tăng 12.609 triệu đồng ở năm 2012 đạt 388.513 triệu đồng. Tình hình huy động trong sáu tháng đầu năm 2014 đạt tín hiệu tốt, vốn huy động là 415.049 triệu đồng, tăng 40.925 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Để có một kết quả như vậy là do ngân hàng có

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam bình, vĩnh long (Trang 45)