II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến khả năng cạnh
1. Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm khóa của Công ty là loại sản phẩm mà bất cứ gia đình nào cũng cần dùng đến cùng với sự gia tăng dân số là nhu cầu xây dựng, nhu cầu bảo vệ tài sản công cũng như tư. Chính vì vật khóa là một sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhất là ở các khu công nghiệp phát triển hay các thành phố lớn, nơi mà các công trình mọc lên ngày càng nhiều. Nhưng công ty cũng lưu ý rằng sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, sản phẩm sản xuất qua nhiều công đoạn chế biến thành phẩm được tạo ra từ việc lắp ráp cơ học của nhiều chi tiết kết cấu đòi hỏi kỹ thuật cao. vậy để giúp cho việc sản phẩm sản xuất ra có thể bán nhanh, bán mạnh thì bộ phận kiểm tra chất lượng của Công ty đã tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong từng khâu sản xuất, lắp ráp một cách tỉ mỉ cặn kẽ về kỹ thuật, công nghệ từng chi tiết từ nhỏ nhất (viên bi khóa) đến các chi tiết lớn nhất (thân khóa) để khi thành sản phẩm hoàn chỉnh có thể giảm thiểu nhiều sai xót do lỗi kỹ thuật gây ra. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đang sáng bước cùng Công ty về sản phẩm khóa nên yếu tố kỹ thuật công nghệ là một yếu tố giúp Công ty giàng được ưu thế trong cạnh tranh để phát triển trên thị trường hiện tại cũng như tương lai.
Hiện tại, Công ty có gần 100 mẫu sản phẩm. Cụ thể như:
- Khóa các loại gồm 15 kiểu khác nhau như: Khóa MK 10, khóa MK10Q, khóa 10A đồng, khóa 10E2 gang, khóa MK 10 đồng, khóa MK 10Cg 1 đầu…
- Ke các loại 7 kích cỡ và chủng loại gồm: ke đen 120, ke mạ 120, ke inocx 120…
- Bản kề gồm 6 loại: bản lề cối 160, bản lề mạ 160… - Chốt cửa gồm 6 loại như: Chốt mạ 110, chốt mạ 200 … - Cremon gồm 4 loại như: Cremon 23 K, CremonMK 23A … - Bàn giáo, ống chống cho xây dựng.
Ngoài ra hiện nay Công ty còn tìm cách đa dạng hóa sản phẩm của mình nhằm tận dụng năng lực sản xuất và tăng nhanh doanh thu, phục vụ tốt cho việc mở rộng quy mô sản xuất.
2. Đặc điểm về khách hàng.
Phần lớn khách hàng của công ty khóa Minh Khai là các đại lý và những cửa hàng bán buôn. Những năm trở lai đây số lượng các đại lý tăng nhanh, khách hàng mua ngày càng nhiều. Công ty đã phần nào giảm được sức ép từ giá của người mua.Hơn nữa do chất lượng và uy tín của công ty nên các đại lý và khách hàng luôn đến công ty hợp tác làm ăn lâu dài. Để đảm bảo hai bên cùng có lợi nên công ty đã áp dụng nhiều hình thức khuyến khích giúp họ lấy hàng với số lượng lớn do dó việc phát triển và mở rộng của công ty cung dễ dàng hơn, đem lại cho công ty nhiều thuận lợi trong cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
3. Đối thủ cạnh tranh.
3.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Nói đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty Cổ phần Khóa Minh Khai thì không thể không nói đến một đối thủ khổng lồ là Công ty Khóa Việt Tiệp. Công ty Khóa Việt Tiệp là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất khóa và các mặt hàng tiểu ngũ kim với sự tài trợ của nước bạn Tiệp Khắc. Công ty Khóa Việt Tiệp từng là một cái tên quen thuộc của người tiêu dùng khi có nhu cầu về sản phẩm khóa. Quả thực khóa Việt Tiệp là một trong những sản phẩm bền, mẫu mã đẹp, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là thị trường Miền Bắc. Tuy nhiên, trong khoảng 5 đến 10 năm trở lại đây, Công ty Khóa Việt Tiệp đã dần để mất đi thế mạnh của mình về sản phẩm khóa. Nguyên nhân là do Công ty Khóa Việt Tiệp đã không kịp cập nhật, cải tiến mẫu mã và chất lượng cho phù hợp với sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Thị trường dần mất đi và theo đó uy tín của sản phẩm khóa Việt Tiệp không còn nổi tiếng như trước kia nữa. Mặc dù vậy, Công ty Khóa Việt Tiệp vẫn được xem là đối thủ cạnh tranh nặng ký và luôn gây sức ép cạnh tranh gay gắt với sản phẩm khóa của Công ty Khóa Mịnh Khai.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các đối thủ hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định ra nhập ngành. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh như khóa Italia, MasterLock…. Các doanh nghiệp này hầu hết đã có công nghệ và trang thiết bị hiện đại, có kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối sản phẩm khóa, có trình độ lập kế hoạch một cách chuyên nghiệp, mang tính đa chiều. Chính vì vậy, Công ty nên chủ động nghiên cứu và có những chiến lược thích hợp để vừa giữ vững thị phần vừa phát triển thị phần trong tương lai.
Ngoài ra còn một số cơ sở nhò cũng sản xuất khóa,những cơ sở này tuy không có lợi thế về công nghệ và tài chính nhưng họ có khả năng làm ra những sản phẩm với chi phí thấp khiến sản phẩm của họ có giá thấp hơn và họ có khả năng làm nhái rất nhanh làm cho người tiêu dùng khó phân biệt .
III. Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần khóa Minh khai.
1. Khả năng về vốn.
Bảng 1. Nguồn vốn kinh doanh của công ty CP Khóa Minh Khai .
Đơn vị: 1.000đ
S TT
Chỉ tiêu vốn kinh doanh
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 1 Vốn lưu động 8.237.482,335 9.597.209,66 10.299.319,34 11.827.196 1 .2 Vốn huy động 1.227.149 1.527.111 1.707.066 1.707.066 3 Vốn vay ngắn hạn 7.010.363,335 8.070.098,66 8.599.253,334 1.120.430 4 4 Vốn cố định 5.319.265,325 5.997.133,851 5.739.433,011 10.305.072 2 .5 Vốn ngân sách cấp 1.868.668 1.868.668 1.868.668 1.868.668 2 .6 Vốn vay đầu tư 2.036.383 2.456.714 2.012.639 3.636.638
2 .7 Vốn vay khác 635.459 843.193 997.201 1.135.495 8 8 Vốn tự bổ sung 778.455,324 8.808.531.851 857.295,011 3.664.262
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Tình hình tài chính của Công ty đã có sự chuyển biến tăng dần, cơ cấu vốn tương đối ổn định. Vốn ngân sách cấp không thay đổi nhưng vốn tự bổ xung thì tăng dần qua các năm. Công ty cần tìm hướng giải quyết sao cho giảm dần vốn vay để giảm đi việc trả lãi vay vốn.
Trong kinh doanh thì lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, là cơ sở để xác định các chỉ tiêu chất lượng nhằm đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá hiệu quả nguồn lực, các yếu tố đầu vào. Từ đó có biện pháp điều chỉnh nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Nguồn nhân lực
Bảng 2: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Khóa Minh Khai
2005 2006 2007 SL (người) % SL (người) % SL (người) % Tổng số lao động 340 100 350 100 355 00 Lao động có trình độ ĐH 25 7,3 37 10,5 43 2,1 Lao động có trình độ CĐ, TC 31 9,2 27 7,7 28 7,9 LĐPT học nghề 284 83,5 286 81,8 284 80
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động - tiền lương)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng công nhân trong toàn bộ Công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Trong đó điều đáng phải chú ý là số lượng cán bộ có trình độ ngày một nhiều đồng thời với nó là số lượng lao động phổ thông ngày một giảm đi. Điều đó chứng tỏ trong những năm qua Công ty không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên, góp phần đáng kể vào việc tiếp cận tri thức mới, về sản phẩm, khách hàng, về quản lý và tổ chức khâu tiêu thụ,… Bên cạnh đó, Công ty còn khuyến khích tất cả mọi nhận viên tổng công ty tham gia các lớp ngắn hạn, tại chức mở
Năm Chỉ tiêu
mang kiến thức, tiếp cận với cơ chế mới. Đây cũng là một thế mạnh cả Công ty để khai thác thị trường, phát triển thị trường bằng chính năng lực và trình dộ của mình. Không những đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ mà trình độ của công nhân cũng ngày được cải thiện, điều này được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 3: Trình độ lao động của công nhân công ty cổ phần khóa minh khai
Đơn vị tính: người Tiêu thức Bậc 2005 2006 2007 Công nhân sản xuất Bậc 1/7 44 48 49 Bậc 2/7 58 47 42 Bậc 3/7 55 70 61 Bậc 4/7 41 41 49 Bậc 5/7 53 46 45 Bậc 6/7 24 29 32 Bậc 7/7 9 5 5
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động - tiền lương)
Bảng 3 cho ta thấy tỷ lệ lao động phổ thông của Công ty Khóa Minh Khai cũng có sự biến động theo các bậc thợ. Tuy nhiên, sự bất hợp lý về số lượng cũng như trình độ quản lý sẽ gây tốn kém về chi phí cho lao động gián tiếp, điều đó dẫn đến giá thành sản phẩm bị nâng cao, ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của Công ty.
3. Năng lực quản lý và điều hành.
Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ cao, có kinh nghiệm quản lý, năng động , nhiệt tình trong công tác dã giúp công ty ổn định sản xuất từng bước nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần nhưng công ty vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của nhiều cấp, ngành nhưng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành đã thích ứng nhanh chóng với việc quản lý và tổ chức sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả.
Về sản phẩm khóa, Công ty Khóa Minh Khai và Công ty Khóa Việt Tiệp đều có những sản phẩm đạt chất lượng cao, đạt danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" và được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001, được người tiêu dùng tín nhiệm sử dụng. Tuy nhiên, Công ty Khóa Việt Tiệp đã có uy tín từ lâu, đã tạo được thói quen tiêu dùng đối với khách hàng khi có nhu cầu về sản phẩm khóa.
Chính vì vậy, Công ty Khóa Minh Khai cần không ngừng phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, mở rộng thị phần, cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, bằng uy tín, bằng các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán, ưu đãi đối với khách hàng mua với số lượng lớn, khách hàng lâu năm… Có như vậy thì Công ty khóa Minh Khai mới có khả năng cạnh tranh trực tiếp với đối thủ cạnh tranh.
Bảng 4: So sánh giá bán trung bình các sản phẩm cùng loại của Cty Khóa Minh Khai với Cty Khóa Việt Tiệp năm 2006 trên thị trường Hà Nội
STT Tên sản phẩm Giá bán của Cty Khóa Minh Khai (đ)
Giá bán của Cty Khóa Việt Tiệp (đ)
1 Khóa MK 10 13.000 12.500 2 Khóa MK 10Q 24.800 24.500 3 Khóa MK 10A đồng 34.800 34.500 4 Khóa MK 10 E2 gang 17.900 18.000 5 Khóa MK 10 E đồng 34.800 35.000 6 Khóa MK 10 C2 đồng 66.800 67.000 7 Khóa MK 10 Cg 1 đầu 35.300 35.000 8 Khóa MK 10 N gang 29.000 29.000 9 Khóa MK 10 S gang 21.800 22.000 10 Khóa MK 12K 100.400 100.000 11 Khóa MK 06E 13.000 13.000
12 Khóa cửa 14 EH1 180.000
13 Khóa cửa 14 ET 182.000
14 Khóa cửa 14 EY 190.000 187.500
Sự biến động về giá cả nguyên vật liệu ngoài thị trường là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến đến sản phẩm tiêu thụ. Thị trường luôn bị cạnh tranh gay gắt bởi các công ty sản xuất các mặt hàng cùng loại. Giá bán sản phẩm của Công ty Khóa Minh Khai ở mức trung bình so với giá bán của các Công ty khác. Để giữ được khách hàng cho Công ty và thu hút thêm khách hàng mới, Công ty khóa Minh Khai đã có nhiều ưu đãi đối với khách hàng. Đối với các đại lý, công ty thực hiện giao hàng đến tận cửa hàng đại lý với mức chiết khấu cao hơn so với các công ty khác. Ngoài ra, Công ty khóa Minh Khai còn cấp tủ trưng bày sản phẩm và tiền thưởng cho các đại lý.
5. Chiến lược kinh doanh.
Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty được hình thành trên cơ sở phát triển chung của công ty với mục tiêu chủ yếu là khẳng định thương hiệu khóa Minh Khai và chiếm thị phần lớn hơn trong toàn nghành.
Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh được ban giám đốc công ty giao cho phòng kinh doanh lên kế hoạch và thực hiện như sau:
-Bước 1: Phân tích môi trường nội bộ của công ty để tìm điểm mạnh điểm yếu. -Bước 2: Xác định mục tiêu chiến lược cho chiến lược kinh doanh.
-Bước 3: Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài để phát hiện cơ hội, thách thức và nguy cơ.
-Bước 4: Xây dựng các phương án chiến lược và lựa chọn phương án phù hợp.
6. Trình độ công nghệ sản xuất.
Khóa là sản phẩm chính của Công ty. Đặc biệt sản phẩm của Công ty nói chung là có kỹ thuật phức tạp nên sản xuất phải qua nhiều công đoạn chế biến và thành phẩm được tạo ra từ việc lắp ráp cơ học, các chi tiết này đòi hỏi có kỹ thuật cao. Sản phẩm của Công ty có nhiều loại, có quy trình công nghệ riêng nhưng nhìn chung đều có quy trình sau:
- Giai đoạn chế tạo phôi - Giai đoạn gia công
- Giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh. + Giai đoạn chế tạo phôi.
Có nhiệm vụ tạo ra các chi tiết dưới dạng thô, sản phẩm của giai đoạn này là các phôi thân, phôi tay nắm, phôi cum Crêmôn…Những sản phẩm chủ yếu để chuyển sang giai đoạn gia công bán thành phẩm. Ngoài ra còn đem bán các phôi cho một số cơ sở khác.
+ Giai đoạn gia công
Là giai đoạn chủ yếu để tạo ra các chi tiết, kết thúc giai đoạn này là các chi tiết dưới dạng hoàn chỉnh chuyển sang bộ phận lắp ráp.
+ Giai đoạn lắp ráp.
Là hoàn thiện sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng đóng gói và nhập kho.
Nhìn lại quá trình phát triển của Công ty, qua mỗi thời kỳ Công ty đã khôi phục thay thế và lắp đặt mới dây chuyền sản xuất. Nghiên cứu và tham khảo công nghệ của các Công ty bạn ở trong và ngoài nước. Do đó, năng lực sản xuất của Công ty ngày càng cao, chất lượng, mẫu mã sản phẩm cao hơn, đa dạng phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA MINH KHAI
Phôi Chi tiết BTPGia công
Kho vật tư
Phân xưởng cơ khí Kho bán thành phẩm Phân xưởng mạ Kho bán thành phẩm Phân xưởng lắp ráp hoàn chỉnh Kho thành
7. Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch.
Thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh giúp ban lãnh đạo thấy được điểm mạnh,điểm yếu của công ty,thấy được vị thế của sản phẩm trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.trên cơ sở đó có các phương án hoàn thiện sản phẩm cũng như tạo ra sản phẩm mới làm tăng sức cạnh tranh của công ty ,từ đó xác định được chiến lược cạnh tranh phù hợp vượt qua các đới thủ hiện tại và giành thế chủ động trên thị trường
Xác định được cơ hội và những khoảng trống trên thị trường, tranh thủ cơ hội đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Giữ được khách hàng truyền thống, tăng niềm tin cho khách hàng, trong năm 2006 công ty đã liên hệ để mở thêm một số đaị lý ở các tỉnh thành trên cả nước như Cao Bằng, Quảng Trị… đưa số lượng đại lý của công ty tăng trên 34 đại lý trên khắp cả nước.Hiện tại công ty đang lâp kế hoạch mở rộng thị trường sang môt số nước và bươc đầu đã thành công.
8. Trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Trang thiết bị kỹ thuật là yếu tố trực tiếp để nâng cao chất lượng sản phẩm và da dạng hóa mẫu mã sản phẩm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Nhờ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nên chất lượng sản phẩm của