Đã là nền kinh tế thị trường thì giá cả phải theo thị trường. Giá trong nước được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố cấu thành quan trọng như nhiên, nguyên liệu đầu vào, tỷ giá tiền tệ,... mà ta đang phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Thị trường thế giới năm qua lại có nhiều biến động và giá tăng không ngừng nên đã ảnh hưởng nhiều đến những cố gắng kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào năng suất lao động, chi phí sản xuất ra sản phẩm hay nói tổng quát hơn là trình độ của nền kinh tế. Và nếu thẳng thắn nhìn nhận thì đây là khuyết điểm thuộc về mặt chủ quan. Dự trữ ngoại tệ tăng cho thấy 2 mặt của một vấn đề, thứ nhất do đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào nước ta tăng rất mạnh, điều này rất đáng mừng nhưng cũng lo vì khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển ngoại tệ thành VND để đầu tư, Việt Nam không thể để nền kinh tế bị đô-la hóa nên buộc phải mua ngoại tệ vào. Trong quá trình điều hành, Chính phủ chưa lường hết được là khi đưa VND ra mua ngoại tệ thì chính sách tiền tệ để rút tiền trở lại thế nào. Điều hành cung - cầu tiền tệ lưu thông phải bằng chính sách tiền tệ như phát hành trái phiếu, tín phiếu, tăng dự trữ bắt buộc… chứ không thể bằng mệnh lệnh hành chính. Những việc này Chính phủ đã thực hiện quyết liệt, song vẫn sự chậm trễ trong khi nền kinh tế biến chuyển rất nhanh.
Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm trước Quốc hội. Bức tranh như thế có cái được, cái chưa được, nhưng theo tôi cái được lớn hơn, cụ thể là nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng nhanh và bền vững, 21/23 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Nhiều ý kiến cũng lo ngại về tình hình nhập siêu, nhưng nếu phân tích sâu thì nhập siêu hàng tiêu dùng chưa tới 1%, còn lại là nhập nguyên, nhiên vật liệu. Tăng trưởng kinh tế cao thì điều này cũng dễ hiểu, nhưng Chính phủ cũng đã đặt ra những yêu cầu cho việc tăng trưởng các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên vật liệu trong nước để thời gian tới tránh nhập siêu lớn.
Với những thành công, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ tính ra sao nếu Việt Nam tiếp nhận lượng vốn đầu tư được dự báo là ngày càng lớn trong thời gian tới?
Năm nay, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lên tới 13-14 tỷ USD là không phải dễ dàng. Nhưng khi báo cáo Quốc hội, Chính phủ không thỏa mãn với kết quả đó. Nếu chúng ta làm tốt hơn thì đầu tư trực tiếp còn có thể lớn hơn, ODA còn giải ngân được nhiều hơn, hoặc giải ngân của ngân sách nhà nước có thể còn cao hơn. Vấn đề của chúng ta là tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm tốt hơn, phải quyết liệt cải cách thủ tục hành chính hơn nữa.
Chính phủ đang thực hiện chính sách một cách tích cực và chủ động. Chẳng hạn, đối với ngành công nghiệp ôtô, trước đây chúng ta bảo hộ rất nhiều cho ngành này, nhưng chúng ta cam kết hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới chúng ta đang dần mở cửa thị trường ô tô, giảm dần thuế nhập khẩu (từ mức thuế suất thuế nhập khẩu ô tô du lịch 90% xuống còn 60% hiện nay). Chúng ta thực hiện lộ trình giảm thuế dần dần vừa để bình ổn thị trường trong nước nhưng cũng tạo điều kiện cho liên doanh sản xuất, lắp ráp xe ôtô trong nước cũng như doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước vươn lên cùng với việc nội địa hóa vì chỉ có tăng tỷ lệ nội địa hóa các nhà sản xuất xe ôtô mới được hưởng các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ.
Hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường là cả một quá trình, chúng ta phải vừa làm, vừa dò, rút kinh nghiệm để tìm bước đi. Trong quá trình này, có cái thành công, nhưng cũng có cái có thể nói là chưa thành công, thậm chí là thất bại, nhưng đây là sự trả giá trong quá trình phát triển và là một quy trình vận động biện chứng, Chính phủ nhìn thẳng vào sự thật, cái được thì phát huy, cái gì vướng mắc, xuất hiện khó khăn thì phân tích rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục; cái gì chưa được phải rút kinh nghiệm để không mắc phải trong quá trình điều hành. Trong quá trình điều hành luôn luôn có mâu thuẫn là mong muốn luôn vượt trên khả năng thực hiện. Đây cũng là quy luật của sự phát triển bởi chỉ có mong muốn cao mới cố gắng để thực hiện./.
2. Định hướng phát triên kinh tế Việt Nam đến năm 2010
Kế hoạch 5 năm Phát triển Kinh tế Xã hội 2006-2010 của Chính phủ Việt Nam hướng đến hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Khu vực kinh tế hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP thực đạt bình quân 7.5-8.0 % cho giai đoạn 2006-2010. Các chính sách xã hội và môi trường hướng đến tạo nền tảng bền vững cho tăng trưởng
kinh tế. Theo đánh giá của Nomura, những mục tiêu và chính sách cụ thể xác lập cho kế hoạch năm năm có tính thực tiễn cao, là cơ sở cho niềm tin của khối nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu lượng vốn nước ngoài đổ vào quá lớn có thể đem đến sức ép tăng giá liên tục của đồng VN trên thị trường tiền tệ. Nếu như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải can thiệp vào quá trình này, có thể có rủi ro với việc đẩy tính thanh khoản lên quá cao, gây ra tình trạng lạm phát giá trị tài sản.
Kế hoạch năm năm hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững dựa trên ba nhóm chính sách cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường
Mục tiêu tăng trưởng GDP thực bình quân 7.5-8.0 % cho giai đoạn 2006-2010 theo Nomura là khả thi, dựa trên ba cơ sở vốn nước ngoài đổ vào; xu hướng đầu tư cơ sở hạ tầng do khối tư nhân chủ đạo; và sự hình thành của các kênh tài trợ vốn.
Trên góc độ xã hội, các chính sách hướng đến cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo, đồng thời giảm tốc độc tăng trưởng dân số. Theo Nomura, mục tiêu chính sẽ là tiến đến cân bằng giữa ba vùng đất nước.
Kế hoạch năm năm này cũng chú trọng nhiều và vấn đề môi trường, giải quyết những vấn đề như giá gạo tự nhiên tăng cao và vấn đề ô nhiễm.
Nomura đánh giá chung những mục tiêu đặt ra là có tính thực tiễn và thu hút được niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt cùng sự kiện gia nhập WTO, lượng vốn nước ngoài đổ vào VN ngày càng lớn, cả vốn đầu tư trực tiếp và vốn gián tiếp đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên ở đây có một tác động khác là lượng vốn đổ vào quá lớn có thể tạo sức ép tăng giá tiền đồng. Nếu Ngân hàng Nhà nước can thiệp, bán đồng VN nhằm duy trì vị thế cạnh tranh hàng xuất khẩu thì có thể dẫn đến rủi ro từ tính thanh khoản quá cao, dẫn đến lạm phát thể hiện qua giá tài sản và bất động sản tăng vọt.
II. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần khoá Minh Khai.
1. Nâng cao vốn của doanh nghiệp.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡtrung bình trên thế giới.
Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh chưa được cải thiện. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp.
Ý thức được vấn đề trên ban lãnh đạo công ty cổ phần khoá Minh Khai nên cố gắng khắc phục bằng cách sau khi trừ toàn bộ các khoản chi phí phuc vụ sản xuất kinh doanh thì phần lợi nhuận còn lại công ty đưa vào đầu tư lại, huy động nguồn vốn tự có của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và phát hành cổ phần ra công chúng để thu hút đầu tư .
2. Đa dạng hoá sản phẩm.
Đã đến thời kỳ các doanh nghiệp lớn không còn tập trung sản xuất chỉ một mặt hàng mà tiến tới sản xuất và kinh doanh đa ngành hàng để giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng lợi nhuận. Trong đó, phần kinh doanh dịch vụ và thương mại sẽ làm gia tăng lợi nhuận và tăng thêm giá trị sản phẩm.
2.1.Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm
Việc nghiên cứu tìm tòi làm tăng danh mục.chủng loai hàng hóa nhằm tạo ra sự phù hợp đối với các đối tượng tiêu dùng đồng thời tạo cho công ty phát triển thị trường.Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm góp phần làm cho các nguồn sản phẩm mới thay thế các sản phẩm đã bị lỗi thời không còn phù hợp với người tiêu dùng nữa.
Đa dạng hóa sản phẩm không cần đầu tư nhiều vốn cho máy móc,công nghệ,kỹ thuật mà trên cơ sở các sản phẩm hiện có.Việc nghiên cứu sản phẩm mới phải dựa trên nhu cầu thị trường để từ đó đưa ra những sản phẩm được thị trường chấp nhận.
Hiện nay sản phẩm khóa của công ty cổ phần Khóa Minh Khai rất có uy tín trên thị trường vì vậy việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ rất thuận lợi cho công ty phát triển thị trường.
2.2.Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh
Có thể nói rằng, khi thương mại hội nhập với kinh tế khu vực, nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy kinh doanh đa ngành hàng mang lại lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro nên đã đi theo hướng này. Chủ yếu do từng loại sản phẩm thường bị cạnh tranh quyết
liệt, nếu có nhiều sản phẩm khác cùng hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ có tránh được sức ép cạnh tranh.
Việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất là vấn đề phức tạp mà cán bộ lãnh đạo cần nghiên cứu kỹ lưỡng .Để làm được điều này công ty cần phải nghiên cứu và nắm chắc số khách hàng hiện có, nghiên cứu thị trường thật chi tiết và cẩn thận nhằm hạn chế rủi ro thì mới có thể đa dang hóa mặt hàng kinh doanh.
Để đa dạng hóa thành công thì cán bộ quản lý trong công ty phải thấy rõ được mục đích, ý nghĩa của đa dạng hóa và thực hiện nó một cách triệt để.Công ty phải dự tính được khả năng thu lợi hay chi phí đột biến có thể xảy ra.Tất cả những điều này công ty phải tính toán một cách kỹ lưỡng nếu không những mặt hàng đa dạng hóa sẽ có ảnh hưởng đến khả năng của các sản phẩm hiện có của công ty.
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Theo M.E. Porre (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao thì chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất (sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ). Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại thì sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao, nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh về nhiều mặt.
Quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là một trong những phương thức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lơi trong sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
3.1.Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế.
Thiết kế sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất.Thiết kế sản phẩm quyết định đến hình dáng kích thước, màu sắc của sản phẩm sản xuất ra, thiết kế
có đẹp thì mới tạo được sự hấp dẫn đối với khách hàng vì vậy thiết kế sản phẩm phải được quan tâm đúng mức nếu không sản phẩm sẽ nghèo nàn không thu hút được khách hàng.
Đối với công ty khóa Minh Khai thì sản phẩm mang tính đồng bộ nên công tác thiết kế sản phẩm càng trở nên quan trọng ,cán bộ thiết kế phải phân tích chính xác các thông số kỹ thuật, mẫu mã theo yêu cầu để qua đó đánh giá chất lượng một cách toàn diện.
3.2. Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng.
Việc cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do đó phải cung ứng đúng chủng loại, chất lượng, thời gian, các đặc tính kỹ thuật của nguyên vật liệu, đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục thường xuyên,liên tục.
Vì vậy, để thực hiện yêu cầu trên trong khâu cung ứng cần chú ý đến: - Lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng được những đòi hỏi về chất lượng vật tư. - Thỏa thuận đảm bảo chất lượng vật tư cung ứng.
- Kiểm tra phân loại, bảo quản cẩn thận
- Công tác tổ chức, quản lý kho bãi phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý chất lượng phải có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao để có thể giải quyết được những tình huống xảy ra.
- Giải quyết tốt các yếu tố đầu vào, tạo điều kiện thuân lợi cho khâu sản xuất thực hiện tốt công việc.
3.3. Nâng cao chất lượng ở khâu sản xuất.
Kiểm tra chất lượng ở giai đoạn sản xuất phải đươc tiến hành thường xuyên để từ đó phát hiện ra những chổ chưa thực hiện tốt đồng thời tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên nhằm ngăn ngừa việc đưa sản phẩm sai hỏng ra thị trường. Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo từng công đoạn là việc làm cần thiết đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải có chuyên môn giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao và công nhân có ý thức tốt trong công việc.
4. Tăng cường hoạt động marketing và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm.
Như một tất yếu, ngân sách marketing thậm chí sẽ bị soi sét kỹ lưỡng hơn ở thời điểm hiện tại và những người làm marketing chuyên nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm cao hơn trước đồng tiền mà họ được phép chi tiêu cho công việc của mình. Áp lực chứng tỏ sự hiệu quả và giá trị của công việc marketing ngày càng tăng lên và không có gì ngạc nhiên khi C-Suite đang và sẽ đòi hỏi phòng marketing tập trung các nguồn lực của công ty vào những mục tiêu có giá trị cao và có khả năng thu lợi nhuận cao.
Mặc dù những nhà điều hành cấp cao thường khẳng định tầm quan trọng của ngân sách marketing, nhưng những người làm marketing lại nhận thấy khó có thể thỏa mãn hết những yêu cầu đặt ra trong giới hạn ngân sách được cấp. Sự giới hạn của nguồn lực trong các công ty, nhất là trong giai đoạn hiện nay, một lần nữa chứng minh cho