Hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần khoá Minh Khai_Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 68 - 70)

II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần

7.Hạ giá thành sản phẩm

Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cũng là công cụ cạnh tranh khi cần thiết cạnh tranh bằng giá cả. Muốn hạ giá thành phải thực hiện nhiều phương hướng và biện pháp như:

7.1.Giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu, năng lượng trong giá thành sản phẩm. phẩm.

Trong giá thành sản phẩm, để tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng cần cải tiến kết cấu sản phẩm, công nghệ, sử dụng tổng hợp nguyên vật liệu, sử dụng triệt để phế liệu và vật liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm,vận chuyển, bảo quản, cấp phát vật liệu.

Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng làm cho giảm chi phí trong giá thành sản phẩm và sẽ làm cho giá bán giảm nhiều, do đó trong kết cấu giá thành thì tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm bộ phận lớn nhất.

Hạ giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau: Chỉ số hạ giá thành do giảm chi phí nguyên vật liệu

Chỉ số hạ giá thành do giảm chiphí nguyên vật liệu = Chỉ số định mức tiêu dùng nguyên vật liệu x Chỉ số giá cả của nguyên vật liệu - 1 x Chỉ số nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm

7.2. Giảm chi phí nhân công.

Muốn giảm chi phí trong giá thành sản phẩm cần tăng năng suất lao động, đảm bảo cho năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Như vậy cần cải tiến tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hóa, tự động hóa, hoàn thiện định mức lao động, tăng cường kỷ luật lao động, áp dụng các hình thức tiền lương tiền thưởng và trách nhiệm vật chất để kích thích lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật của công nhân.

Tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương và tiền công bình quân sẽ cho phép giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Ảnh hưởng của viện giảm chi phí được tính theo công thức:

Chỉ số hạ giá thành do tăng năng suất lao

động

= Chỉ số lương bình quân

Chỉ số năng suất lao động - 1 x

Chỉ số chi phí cố định trong giá thành sản

phẩm

7.3. Giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm.

Muốn giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm cần phấn đấu tăng nhanh và tăng nhiều sản phẩm hàng hóa xuất ra. Tốc độ tăng và quy mô tăng sản phẩm hàng hóa sẽ làm cho chi phí cố định trong giá thành sản phẩm giảm vì tốc độ tăng chi phí cố định

chậm hơn tốc độ tăng và quy mô tăng sản lượng. Để tăng sản lượng hàng hóa càng nhiều thì phải mở rộng quy mô sản xuất, tinh giảm bộ máy quản lý, giảm các hao hụt do ngừng sản xuất gây ra. Ảnh hưởng của biện pháp này được tính theo công thức:

Chỉ số hạ giá thành do giảm chi phí cố định = Chỉ số chi phí cố định Chỉ số sản lượng -1 x Chỉ số chi phí cố định trong giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần khoá Minh Khai_Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 68 - 70)