Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra cho sản phẩm của dự án. Với thị trường đầu vào, cần kiểm tra phân tích khả năng cung cấp nguyên vật liệu cho dự án (chính, phụ trong và ngoài nước). Đối với những nguyên vật liệu mang tính thời vụ, cần tính toán dự trữ hợp lý để đảm bảo cung cấp thường xuyên tránh lãng phí không nên quá phụ thuộc vào một nhà cung cấp để tránh bị ép giá. Cũng cần xem xét nguồn cung cấp, điện, nước, lao động… Nói tóm lại theo yêu cầu của dự án, xác định các nhân tố ảnh hưởng (ví dụ tính thời vụ, điều kiện giao thông …), trên cơ sở đó chỉ ra được sự đảm bảo và phù hợp hay không của các phương án, xử lý nhân tố đó. Bên cạnh đó, thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ cũng phải được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học bởi đây là khâu hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của dự án.
Nội dung thẩm định thị trường bao gồm:
- Thẩm định về lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của dự án.
- Xác định khu vực thị trường , thị hiếu của khách hàng về sản phẩm.
- Phân tích tình hình cạnh tranh sản phẩm trong tương lai trên thị trường, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.
- Những điểm cần chú ý tới sản phẩm xuất khẩu:
+Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu hay không.
+Phải đánh giá đúng tương quan giữa hàng xuất khẩu và hàng ngoại về chất lượng , hình thức , bao bì, mẫu mã.
+Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch hay không +Đánh giá tiềm năng xuất khẩu sản phẩm của dự án.
+Cần phải hết sức tránh so sánh đơn giản, thiếu cơ sở dẫn đến quá lạc quan về ưu thế sản phẩm xuất khẩu
Trên cơ sở các thông tin thu thập được, đối với chi nhánh khi thẩm định phương diện thị trường cần tập trung phân tích:
-Xem xét khả năng tiêu thụ sản phẩm, xem xét tính chính xác, trung thực của các số liệu thông tin dựa vào luận chứng kinh tế kỹ thuật trên các mặt giá cả,các quy
cách chất lượng, mẫu mã hàng hóa,sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng. Đặc biệt đối với thị trường nước ngoài cần coi trọng thương hiệu của sản phẩm xuất khẩu.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua. Kinh nghiệm của đơn vị trong quan hệ thị trường về sản phẩm, khả năng năm bắt các thông tin về thị trường quản lý xuất nhập khẩu của các nước có quan hệ.
- Các hợp đồng tiêu thụ hoặc bao tiêu sản phẩm về số lượng, chủng loại, giá cả, thời gian và phương thức thanh toán.
- Các văn bản giao dịch về sản phẩm như đơn đặt hàng, hiệp định đã ký, các biên bản đàm phán.
Nếu các kết quả phân tích trên cho thấy nhu cầu của thị trường chỉ mang tính nhất thời hay đang dần dần bị thu hẹp lại thì cần phải hết sức thận trọng khi bỏ vốn đầu tư cho dự án.