Kiến nghị với chính phủ, các bộ ngành chính quyền liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại NH TMCP Kỹ Thương chi nhánh Lý Thường Kiệt.DOC (Trang 72 - 73)

Chính phủ phải có những quy định để tăng cường tính công khai trong hoạt động kế toán tài chính. Tất cả mọi nỗ lực của ngân hàng chỉ có hiệu quả khi thông tin mà họ nhận được là trung thực và khách quan. Nếu các báo cáo tài chính không minh bạch, thông tin không chính xác sẽ làm biến dạng, sai lệch các chỉ tiêu kết quả. Do đó, Chính phủ cần phải ban hành quy chế bắt buộc và công khai kiểm toán của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thuê các công ty kiểm toán độc lập kiểm tra lại các báo cáo tài chính hàng năm.

- Đề nghị các Bộ, ngành địa phương nghiêm chỉnh thực hiện công tác kế hoạch hoá đầu tư theo thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch Đầu tư.

- Đề nghị các Bộ, ngành cùng phối hợp để xây dựng các mức chỉ tiêu, định mức và thông số kỹ thuật của từng ngành, các lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho việc so sánh hiệu quả của dự án được sát hơn, cụ thể hơn như lãi suất chiết khấu của nền kinh tế, giá của các đầu vào cho quá trình sản xuất, các định mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, số nhân công cần thiết để thực hiện…

- Đề nghị các Bộ, ngành cần hệ thống hoá các thông tin liên quan đến lĩnh vực mình quản lý. Hàng năm, trong báo cáo tổng kết cần phải công khai tình hình hoạt động, phải đưa ra những chỉ số phản ánh tốc độ tăng trưởng và các chỉ số liên quan của ngành thông qua tài liệu chuyên ngành hay thông qua trung tâm thông tin của ngành. Đây là cơ sở dữ liệu , thông tin cho các đối tượng liên quan có thể sử dụng

- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có biến pháp bắt buộc chủ đầu tư tuân thu các quy định đã ban hành về các luận chứng kinh tế: các chỉ tiêu đưa ra phải rõ ràng, đầy đủ và được giải thích hợp lý cụ thể, căn cứ tính toán phải thoả mãn yêu cầu là có thể kiểm tra được. Bộ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về các hoạch định, kế hoạch của Nhà nước như: dự báo chính xác về khả năng nguồn vốn trong kỳ kế hoạch, hướng dẫn đầu tư vào các chương trình, các dự án trọng điểm, các lĩnh vực then chốt, được ưu tiên của nền kinh tế. Trong đó cần đẩy mạnh bám sát các mục tiêu ưu tiên của

nền kinh tế, các lĩnh vực sản xuất đang được nhà nước khuyến khích và khả năng thực tế của Bộ, ngành và địa phương.

-Bộ Tài chính cần có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán thống nhất và tăng cường các biện pháp quản lý kinh doanh đối với doanh nghiệp theo đúng chức năng, quy mô hoạt động phù hợp với vốn điệu lệ và năng lực của từng doanh nghiệp

- Cần tạo một khung pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải công khai tình hình tài chính của mình với ngân hàng khi xin vay. Để làm được điều này phải tiến hành kiểm toán các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước nhằm có được các báo cáo tài chính có độ tin cậy cao cung cấp thông tim một cách chính xác cho các chủ thể cần lấy tin. Các công ty kiểm toán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về đánh giá của mình.

- Các Bộ, ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết và phát triển một mạng thông tin trong toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động đầu tư và công tác thẩm định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại NH TMCP Kỹ Thương chi nhánh Lý Thường Kiệt.DOC (Trang 72 - 73)