Thẩm định rủi ro trong dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại NH TMCP Kỹ Thương chi nhánh Lý Thường Kiệt.DOC (Trang 38 - 39)

Phân tích rủi ro dự án có nhiều phương pháp với độ phức tạp và ý nghĩa thực tế khác nhau. Phổ biến nhất là phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp phân tích tình huống.

Để phân tích độ nhạy của dự án, thường người ta thực hiện qua 4 bước sau: - Bước 1: Xác định xem những nhân tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng xấu (để xác định được xu hướng này, cần căn cứ vào các số liệu thống kê trong quá khứ, các số liệu dự báo và đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia tham gia phân tích).

- Bước 2: Trên cơ sở các nhân tố đã lựa chọn, dự đoán biên độ biến động có thể xảy ra (maximum là bao nhiêu so với giá trị chuẩn ban đầu).

- Bước 3: Chọn một chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá độ nhạy nào đó (Như phân tích độ nhạy theo chỉ tiêu NPV hoặc IRR chẳng hạn).

- Bước 4: Tiến hành tính toán lại NPV hoặc IRR theo các biến số mới trên cơ sở cho các biến số tăng giảm cùng một tỷ lệ % nào đó.

Độ nhạy của một nhân tố tác động đến dự án có thể tính theo công thức sau đây: ▲Fi

E = --- ▲Xi Trong đó:

E : Là chỉ số độ nhạy

Fi: Là mức biến động (%) của chỉ tiêu hiệu quả. Xi: Là mức biến động (%) của nhân tố ảnh hưởng. Phương pháp phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích rủi ro kết hợp cả hai nhân tố là tính đến mức xác suất xảy ra của các biến rủi ro và sự tác động của chính biến đó đối với dự án. Trong dự phân tích này đòi hỏi phải xem xét cả một tập hợp những tình huống (hoàn cảnh) tài chính tốt và xấu từ đó so sánh với trường hợp cở sở. Tức là ta tính toán lại NPV hoặc IRR trong điều kiện tốt và xấu sau đó so sánh với các giá trị làm chuẩn (cơ sở).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại NH TMCP Kỹ Thương chi nhánh Lý Thường Kiệt.DOC (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w