- Thẩm định mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn của dự án: + Vốn đầu tư xây dựng: Kiểm tra nhu cầu đầu tư xây dựng các hạng mục công trình, mức độ hợp lý của đơn giá xây dựng (dựa vào thực tế và các dự án đã triển khai tương tự).
+ Vốn đầu tư thiết bị: Kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí chuyển giao công nghệ nếu có.
+ Chi phí quản lý và các khoản chi phí khác: đối với các khoản mục chi phí này cần chú ý kiểm tra tính đầy đủ của các khoản mục.
+ Xem xét nhu cầu vốn lưu động ban đầu (đối với dự án xây dựng mới) hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ sung (đối với dự án mở rộng bổ sung thiết bị) để dự án sau khi hoàn thành có thể hoạt động bình thường.
Việc xác định đúng đắn vốn đầu tư của dự án là rất cần thiết, tránh hai khuynh hướng là tính quá cao hoặc quá thấp (cần so sánh suất đầu tư với các dự án tương tự).
Sau khi thẩm định tổng mức vốn đầu tư, cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án. Việc này cần đặc biệt chú trọng đối với các công trình có thời gian xây dựng dài. Nó sẽ giúp giảm thiểu rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện dự án
- Thẩm định nguồn vốn huy động cho dự án:
+ Vốn tự có: Khả năng chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp vốn, tiến độ góp vốn.
+ Vốn nước ngoài: Xem xét khả năng thực hiện.
+ Vốn vay ưu đãi, bảo lãnh, thương mại: khả năng, tiến độ thực hiện. + Các nguồn vốn khác