-Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) :là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mốc 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng 0. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án.
+ Ý nghĩa: NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang giá trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư; hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận; không những thế lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền. Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư.
Tuy nhiên, NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chính. Việc tính toán NPV cho các dự án xã hội, môi trường phức tạp hơn nhiều, phải lượng hóa được các tác động xã hội hay môi trường lên dòng tiền của dự án. Khi đó, NPV mới phản ánh lợi ích tăng thêm từ việc thực hiện dự án xã hội đó.
+ Phương pháp tính: o n t t t CF k CF NPV − + = ∑ =1(1 )
Trong đó:
CFo: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định VĐT được bỏ ra 1 lần vào đầu năm thứ nhất của dự án.
CFt: Dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự án. n: Số năm thực hiện dự án.
k: Lãi suất chiết khấu, giả định không đổi qua các năm. + Tiêu chuẩn lựa chọn:
Trường hợp chỉ có một dự án, thì dự án chỉ được lựa chọn khi có NPV dương và loại bỏ nếu dự án có NPV âm. Trong trường hợp có nhiều dự án cần phải lựa chọn thì ta lựa chọn dự án có NPV dương là lớn nhất.
-Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ (IRR): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu ở đó NPV bằng 0.
+ Ý nghĩa: IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, việc giả định các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất chiết khấu cố định là không thuyết phục vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi qua các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư trong từng năm thay đổi. Do vậy, chỉ tiêu IRR – tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh được sử dụng để khắc phục nhược điểm này của IRR. Để tính IRR, người ta tương lai hóa các dòng tiền ròng xuất hiện tại các mốc thời gian của dự án đến mốc n, sau đó tính tổng của toàn bộ giá trị tương lai. Bước tiếp theo là hiện tại hóa giá trị tổng thu được thông qua một mức lãi suất để cân bằng với vốn đầu tư bỏ ra ở mốc 0; mức lãi suất đó chính là IRR.
+ Phương pháp tính:
-Phương pháp hay dùng để tính IRR là thử và điều chỉnh. Lần lượt thử các giá trị của lãi suất chiết khấu làm cho NPV bằng 0, chọn lãi suất chiết khấu nào cho giá trị NPV gần 0 nhất đó chính là IRR.
-Ngoài ra phương pháp nội suy cũng được sử dụng để tính IRR. Phương pháp này dựa trên tam giác đồng dạng. Người ta chọn hai giá trị chiết khấu sao cho một giá
trị làm cho NPV âm, một giá trị làm cho NPV dương. IRR chính là giá trị giữa hai giá trị vừa chọn, làm cho NPV bằng 0. Công thức tính như sau:
2 1 1 2 1 1 ) ( N PV N PV k k N PV k IRR + − + =
Để tăng tính chính xác của IRR, thường hai giá trị lãi suất chiết khấu được chọn không quá 5%.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:
Trường hợp có một dự án ta lựa chọn dự án khi IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu. Nếu có nhiều dự án thì dự cho IRR dương lớn nhất và lớn hơn lãi suất chiết khấu thì dự án đó sẽ được chọn.
- Chỉ tiêu chỉ số doanh lợi: là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.
+ Cách xác định: o n t t t CF k CF PI ∑ = + = 1(1 )
+ Tiêu chuẩn lựa chọn dự án:
PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự án không được bù đắp bởi tỷ suất sinh lợi của dự án.
PI cũng khắc phục được nhược điểm của những dự án có thời hạn khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư của cả vòng đời dự án. Tuy nhiên, vì là số tương đối nên nó không phản ánh được quy mô gia tăng giá trị cho chủ đầu tư như NPV.
- Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn PP: là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào dự án.
+ Ý nghĩa :PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn. Tuy nhiên, PP lại không xem xét đến khả năng tạo ra thu nhập sau khi đã thu hồi vốn đầu tư. Giả sử một dự án có thời hạn 10 năm, PP = 5,5 năm nghĩa là sau 5 năm rưỡi thì đã thu hồi đủ vốn đầu tư, nhưng còn 4 năm rưỡi nữa dự án mới kết thúc. Rõ ràng, khả năng tạo ra thu nhập của dự án trong thời gian này không được phản ánh bởi chỉ tiêu PP.
+ Cách xác định:
Số VĐT còn lại cần được thu hồi
PP = n + --- Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn Trong đó:
n: Là năm ngay trước năm thu hồi đủ VĐT + Tiêu chuẩn lựa chọn:
Khó có thể đưa ra một tiêu chuẩn chung nhất cho việc lựa chọn dự án theo PP. Vì mỗi dự án có mức độ rủi ro khác nhau, thời gian thu hồi vốn khác nhau. Do vậy thông thường PP chỉ được sử dụng như một chỉ tiêu bổ sung cho các chỉ tiêu khác hay để so sánh các dự án với nhau chứ không thể sử dụng một cách độc lập. Chỉ có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh lựa chọn các dự án mà có thời hạn như nhau, vốn đầu tư như nhau, mức độ rủi ro như nhau.
- Điểm hoàn vốn BP: là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ vốn đầu tư.
+ Ý nghĩa: Nếu như PP phán ánh thời gian thu hồi đủ vốn thì BP cho biết phải
sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu đơn vị sản phẩm thì thu hồi đủ vốn. Tất nhiên, để tính được mức sản lượng hòa vốn thì phải căn cứ vào công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
+ Cách xác định: Căn cứ vào chi phí cố định, chi phí biến đổi trên một đơn vị sản
phẩm, người ra xác định mức sản lượng hòa vốn như sau: Công thức:
Qhoàn vốn = FC/(P-AVC) Trong đó:
Qhoàn vốn: Sản lượng hoàn vốn. FC: Tổng chi phí cố định
AVC: Chi phí biến đổi tính trên đơn vị một đơn bị sản phẩm, AVC thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn:
Giống như PP, BP không quan tâm đến khả năng tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hồi vốn đầu tư, do vậy, khó có thể so sánh những dự án có thời gian khác nhau, vốn đầu tư khác nhau bằng chỉ tiêu BP.
Hơn nữa, BP cũng không tính đến giá trị thời gian của tiền đối với chi phí cố định, chi phí biến đổi, nên sẽ không chính xác như các chỉ tiêu khác. Tuy nhiên, nó giúp cho người thẩm định có một cái nhìn trực quan về khả năng hòa vốn của dự án. Chỉ cần tiêu thụ vượt mức sản lượng hoàn vốn thì chủ đầu tư sẽ có lãi.
- Lợi nhuận kế toán bình quân: Là lợi nhuận kế toán thuần túy bình quân trong các năm của dự án. Đây là chỉ tiêu được sử dụng kết hợp với NPV.
+ Ý nghĩa: AAP phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận về mặt kế toán, trong các năm thực hiện dự án. AAP cho biết dự án tạo ra bao nhiêu lợi nhuận bình quân trong các năm của dự án.
Tuy nhiên, AAP chỉ xem xét lợi nhuận thuần túy về mặt kế toán chứ không tính đến giá trị thời gian của tiền. Hơn nữa nó không xét đến các dòng tiền tạo ra từ dự án như các phương pháp NPV hay IRR. Do vậy cũng như PI nó ít khi được sử dụng một cách độc lập mà phải được dùng như một chỉ tiêu bổ trợ cho NPV.
+ Cách xác định:
AAP = ∑ ( Doanh thu - chi phí - thuế thu nhập doanh nghiệp) / n Trong đó: n là số năm thực hiện dự án.
Ta thấy AAP chỉ nghiên cứu thuần túy lợi nhuận kế toán trung bình trong cả đời dự án, nó không xem xét đến giá trị của tiền