LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm việt á châu (Trang 28)

Nguyễn Huỳnh Phước Thiện (2009), Phân tích môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, Luận văn cử nhân kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích SWOT, ma trận QSPM (ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng) để xác định và phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích SWOT và QSPM, đề tài đã đề xuất 6 nhóm giải pháp cho 5 chiến lược nhằm thực hiện các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Năm chiến lược được ưu tiên thực hiện bao gồm: phát trin thị trường xuất khẩu; thâm nhập thị trường; phát

triển sản phẩm; kết hợp từ phía sau; và kết hợp từ phía trước. Sáu nhóm giải pháp được đề xuất là: nhân sự, Marketing, hoạt động thông tin, nghiên cứu và

phát triển, quản lý chất lượng, và nguyên liệu.

Trần Thị Trúc (2010), Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ

phần Dược phẩm Cửu Long, Luận văn cử nhân kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhóm yếu tốảnh hưởng đến NLCT của

công ty là: (i) các yếu tố bên trong công ty (nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu phát triển, sản xuất, tài chính kế toán, và hoạt động marketing); (ii) các

yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (kinh tế; chính trị, pháp luật; tự nhiên; dân số, văn hóa xã hội; và quốc tế); và (iii) các yếu tố của môi trường tác nghiệp

(khách hàng, nhà cung ứng, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh hiện tại, và đối thủ tiềm ẩn). Các giải pháp để nâng cao NLCT của công ty được xây dựng trên cơ sở phân tích SWOT.

Nguyễn Trạng Huy (2010), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh

xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phân xuất nhập khẩu Vĩnh Long, Luận văn cử nhân kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty bao gồm 3 nhóm yếu tố là: (i) các yếu tố

thuộc môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị pháp luật, khoa học kỹ thuật và công nghệ, dân số, văn hóa xã hội, và toàn cầu); (ii) các yếu tố thuộc môi trường ngành xuất khẩu gạo (khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh

hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, và sản phẩm thay thế); và (iii) các yếu tố thuộc về bên trong công ty (vị thế thị trường, phối thức thị trường, và nguồn lực công ty). Các công cụ để đánh giá, phân tích và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao NLCT xuất khẩu gạo của công ty là phân tích SWOT, ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, và ma trận BCG.

Nguyễn Thanh Hải (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

TNHH thiết bị điện Nam Phương, Luận văn cử nhân kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích SWOT,

phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận BCG để đánh giá thực trạng cạnh tranh của Công ty TNHH thiết bị điện Nam Phương, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty và đề xuất 4 nhóm chiến lược để nâng cao NLCT của công ty. Nhóm chiến lược SO bao gồm đẩy mạnh việc duy trì và phát triển thương hiệu; đầu tư tài chính vào việc kinh doanh thiết bị điện công nghiệp. Nhóm chiến lược WO bao gồm cung cấp thông tin kịp thời cho khách hàng, thay đổi cách thể hiện bảng hiệu và cách trưng bày hành hóa sao cho khách hàng dễ nhận biết, linh hoạt về giá bán. Nhóm chiến lược ST bao gồm tăng cường thỏa mãn khách hàng trên cơ sở sự khác biệt của công ty, tăng cường quảng cáo và tham gia các hoạt động xã hội. Nhóm giải pháp WT bao gồm thăm dò đối thủ cạnh tranh, xây dựng bảng giá nội bộ cho từng đối tượng khách hàng.

Như vậy, có thể thấy trong việc phân tích NLCT của doanh nghiệp thì

các công cụ thường được sử dụng là phân tích SWOT, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận QSPM, ma trận hình ảnh cạnh tranh, và ma trận BCG. Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của

doanh nghiệp thường được chia thành 3 nhóm là các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô, các yếu tố thuộc về môi trường ngành kinh doanh, và các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp. Các giải pháp thường được đề xuất trên cơ sở kết hợp các yếu tố trong phân tích SWOT.

Trên cơ sở tham khảo các phương pháp phân tích đã được sử dụng trong các đề tài trên, đồng thời căn cứ vào hoạt động thực tế của Công ty TNHH Thực phẩm Việt Á Châu, trong đề tài này tác giả chỉ sử dụng 4 công cụ để đánh giá thực trạng cạnh trạnh, phân tích NLCT và đề xuất giải pháp để nâng cao NLCT cho Công ty. Bốn công cụ này bao gồm: phân tích SWOT; mô hình

5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter; ma trận các yếu tố bên trong (IFE);

CHƯƠNG 3

GII THIU CHUNG V CÔNG TY

TRÁCH NHIM HU HN THC PHM VIT Á CHÂU 3.1 TNG QUAN V CÔNG TY

3.1.1 Thông tin chung v Công ty

Công ty TNHH Thực phẩm Việt Á Châu được thành lập ngày 04/12/20009 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0309576173 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 04/12/2009. Đăng ký thay đổi lần 4 ngày 25/09/2013.

* Tên Công ty:

Tên tiếng Việt : Công ty TNHH Thực phẩm Việt Á Châu Tên tiếng Anh : VIET ASIA FOODS COMPANY LIMITED Tên viết tắt : VAFCO

* Địa chỉ: 605 - Cao ốc An Phúc, đường 15, phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh * Điện thoại : (84) 8 6281 1063 * Fax : (84) 8 6281 1063 * Website : http://www.vietasiafoods.com * Mã số thuế : 0309576173 * Vốn điều lệ : 1.000.000.000 đồng (Một tỷđồng)

* Người đại diện theo pháp luật: ông Bùi Quang Long (giám đốc)

3.1.2 Lĩnh vc hat động ca Công ty

Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu (kinh doanh thương mại) nông sản và thủy hải sản các loại. Thị trường chính của Công ty là Châu Á, Châu Âu, và Châu Mỹ. Sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm: cá ngừ, cá măng, cá ba sa, cá điêu hồng, cá bống, cá rô phi, cá trèn, cá mú, cá kiếm, cá sơn, cá đục, tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh, mực các loại, cua ghẹ, sò, chả Re,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3 Cơ cu t chc ca Công ty

Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Ban Giám đốc Công ty, tiếp theo là 3 bộ phận chức năng. Bao gồm Bộ phận Tài chính - Kế toán; Bộ phận Xuất nhập khẩu; và Bộ phận Nhân sự.

Sơđồ cơ cấu tổ chức của Công ty như sau:

Ngun: B phn Nhân s ca Công ty

Hình 3.1 Sơđồ tổ chức của Công ty

3.1.4 Chc năng, nhim v ca các b phn trong Công ty

- Ban Giám đốc: Đứng đầu Ban Giám đốc là Giám đốc Công ty. Giám đốc là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Đồng thời là người đại diện, quản lý và điều hành các công việc hằng ngày của Công ty, triển khai các kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm.

- Bộ phận xuất nhập khẩu: phụ trách toàn bộ quy trình xuất, nhập khẩu của Công ty. Bao gồm tìm kiếm đối tác, chào hàng, soạn thảo và ký kết hợp đồng thương mại, liên lạc với các nhà cung cấp trong nước, đóng hàng và làm thủ tục thông quan, nghiệp vụ thanh toán, bảo hiểm, đảm bảo thực hiện kịp tiến độ của kế hoạch và ban giám đốc đưa ra… Bộ phận này được chia thành các nhóm nhỏ phụ trách các công đoạn chính sau đây, tuỳ theo các đơn hàng khác nhau:

+ Nhóm đàm phán: Lập thủ tục và trực tiếp cùng ban lãnh đạo công ty ký kết hợp đồng xuất khẩu.

+ Nhóm chứng từ xuất nhập khẩu: Lập đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu và các chứng từ cần thiết để thanh toán, làm thủ tục cần thiết cho việc xuất khẩu hàng hoá, lưu trữ hồ sơ.

+ Nhóm giao nhận và khai hải quan: Giao nhận hàng hóa nội địa và mở tờ khai hải quan.

- Bộ phận tài chính kế toán: quản lý tài chính của Công ty, hạch toán kế toán, ghi chép chứng từ, vào sổ sách, tính thuếđảm bảo thực hiện tốt các chính sách về tài chính, Thống kê định kỳ, lập báo cáo về kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán theo từng quý, từng năm lên ban giám đốc. Ngoài ra, bộ phận kế toán còn là nơi lưu trữ giấy tờ xuất nhập khẩu và trực tiếp hỗ trợ bộ phận xuất nhập khẩu trong nghiêp vụ bảo hiểm, thanh toán với ngân hàng.

BAN GIÁM ĐỐC B PHN XUT NHP KHU B PHN NHÂN SB PHN TÀI CHÍNH - K TOÁN

- Bộ phận nhân sự: phụ trách công tác tuyển dụng nhân sự, điều động nhân sự theo yêu cầu kinh doanh của Công ty. Thực hiện kế hoạch tiền lương cho công nhân viên, sắp xếp kỳ nghỉ phép hàng năm, lưu trữ các văn thư hành chính, và theo dõi các chếđộ phúc lợi cho toàn bộ lao động của Công ty.

Nhìn tổng quan về công việc trong Công ty thì các nhân viên luôn phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để không phải tập trung vào một việc hay chuyên biệt ở bất kỳ nhóm nào. Chủ trương của Ban Giám đốc Công ty là tạo điều kiện cho tất cả các nhân viên đều thành thạo toàn bộ các khâu của quy trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Mục đích của chủ trương này là để mọi người có thể hoán đổi, thay thế công việc cho nhau khi cần thiết.

3.2 KHÁI QUÁT KT QU HOT ĐỘNG KINH DOANH CA CÔNG TY TRONG GIAI ĐON 2011 - 6T 2014 TY TRONG GIAI ĐON 2011 - 6T 2014

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 (2011-6T 2014) được thể hiện ở Bảng 3.1 sau đây: Bảng 3.1 Kết quả hoạt động của Công ty giai đoạn 2011 - 6T 2014

ĐVT: 1.000 đồng

Ch tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T-2013 6T-2014

Tổng doanh thu 78.648.560 107.477.571 114.635.328 54.588.251 57.605.692 Tổng chi phí 75.731.150 103.855.190 112.497.718 53.570.343 56.763.333 Lợi nhuận trước thuế 2.917.412 3.622.380 2.137.610 1.017.909 1.074.176 Lợi nhuận sau thuế 2.188.059 2.964.282 1.589.586 756.946 837.858

Ngun: Báo cáo tài chính ca Công ty giai đon 2011 - 6T 2014

Bảng 3.1 cho thấy:

- Về doanh thu: doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 liên tục tăng. Năm 2012 tổng doanh thu của Công ty là 107.447.571.000 đồng, tăng 28.829.011.000 đồng so với năm 2011 (tương ứng với tăng 36,66% so với năm 2011). Doanh thu năm 2013 là 114.635.328.000 đồng, tăng 7.157.757.000 đồng (tăng 6,66% so với năm 2012). Doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 là 57.605.692 tăng 3.017.441.000 so với 6 tháng đầu năm 2013 (tương ứng với tăng 5,53%).

- Về chi phí: tổng chí của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 cũng liên tục tăng. Chi phí năm 2012 là.855.190.000đồng, tăng 28.124.040.000 đồng so với năm 2011 (tương ứng tăng 37,14%). Chi phí năm 2013 là 112.497.718.000 đồng, tăng 8.642.528.000 đồng so với năm 2012 (tương ứng tăng 8,32% so với

năm 2012). Tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2014 là 56.763.333.000 đồng, tăng 3.192.990.000 đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 (tương ứng tăng 5,96%).

- Về lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 2.964.282.000 đồng, tăng 776.223.000 đồng so với năm 2011 (tương ứng tăng 35,48%). Lợi nhuận sau thuế năm 2013 là 1.589.586.000 đồng, giảm 1.374.696.000 đồng so với năm 2012 (tương úng với giảm 46,38%). Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2014 là 837.858.000 đồng, tăng 80.912.000 đồng so với 6 tháng đầu năm 2013 (tương ứng tăng 10,69%).

Sự thay đổi về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011 - 6T 2014 được thể hiện ở Hình 3.2 sau đây:

0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 Đ V T : đ ồ n g

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T-2013 6T-2014

Giai đon 2011 - 6T 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế

Ngun: Tng hp t Báo cáo tài chính ca Công ty giai đon 2011-6T 2014

Hình 3.2 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-6T 2014

Hinh 3.2 cho thấy trong giai đoạn 2011 - 6T 2014 thì tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Lợi nhuận thì không theo xu hướng tăng liên tục. Lợi nhuận tăng trong giai đoạn 2011-2012, giảm trong giai đoạn 2012-2013. Sang năm 2014 thì lợi nhuận có xu hướng tăng trở lại. So với các doanh nghiệp cùng ngành xuất khẩu thủy sản thì các khoản doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2011-6T 2014 là chưa cao. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ lợi nhuận/vốn điều lệ, doanh thu/vốn điều lệ thì có thể thấy Công ty đã đạt những thành công rất ấn tượng, phát huy được sức mạnh của Công ty là hình thức xuất ghép.

Một trong những yếu tố giúp Công ty hoạt động hiệu quả là có Ban Giám đốc có năng lực quản lý và điều hành rất giỏi, nhạy bén, linh hoạt trong việc lựa chọn nhà cung cấp, và xuất khẩu đúng sản phẩm vào đúng thị trường. Một yếu tố khác góp phần vào thành công của Công ty là có đội ngũ nhân viên trẻ năng động, cần cù, nhạy bén sáng tạo trong công việc mặc dù điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế.

Chi tiết về các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2011 - 6T 2014 và sự biến động của chúng được thể hiện như sau:

3.2.1 Doanh thu

Doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2011 - 6T 2014 bao gồm 2 khoản mục là doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính. Chi tiết các khoản mục doanh thu của Công ty giai đoạn 2011 - 6T 2014 được thể hiện ở Bảng 3.2 sau đây:

Bảng 3.2 Doanh thu của Công ty giai đoạn 2011 - 6T 2014

ĐVT: 1.000 đồng Doanh thu 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Doanh thu bán hàng 77.501.109 107.219.967 114.013.306 54.292.050 57.293.118 Doanh thu hoạt động tài chính 1.147.451 257.604 622.022 296.201 312.574 Thu nhập khác - - - - - Tng doanh thu 78.648.560 107.477.571 114.635.328 54.588.251 57.605.692

Ngun: Báo cáo tài chính ca công ty (2011-6T2014)

Bảng 3.2 cho thấy phần lớn doanh thu của Công ty là từ bán hàng và khoản mục doanh thu này liên tục tăng. Doanh thu từ hoạt động tài chính không đáng kể trong tổng doanh thu của Công ty và khoản mục doanh thu này có sự tăng giảm xen kẽ qua các năm.

Sự biến động về các khoản mục doanh thu của Công ty được thể hiện ở Hình 3.3 sau đây: 0 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000 Đ V T : 1 .0 0 0 đ 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Giai đon 2011 - 6T 2014

Doanh thu bán hàng Doanh thu hoạt động tài chính

Ngun: Báo cáo tài chính ca Công ty giai đon 2011 - 6T 2014

Hình 3.3 Biến động về doanh thu của Công ty giai đoạn 2011 - 6T 2014 Bảng 3.2 và Hình 3.3 ở trên cho thấy:

- Về doanh thu bán hàng: doanh thu bán hàng năm 2012 là 107.219.967 ngàn đồng, tăng 29.718.858 ngàn đồng so với năm 2011 (tăng 38,35%). Nguyên nhân doanh thu bán hàng năm 2012 tăng trưởng cao so với năm 2011

là do các sản phẩm mà Công ty kinh doanh đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng; Công ty đã có thêm khách hàng mới; ký kết được các hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các thị trường Hồng Kông, Châu Âu, Úc, … Doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tiếp tục tăng, tăng 6.793.339 ngàn đồng (tăng 6,33%) so với năm 2012, đây thật sự là một mức tăng trưởng đưa Công ty phát triển vào hướng ổn định hơn. Điều này là rất tốt trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu bán hàng tăng 3.001.068 ngàn đồng (tăng 5,53%) so với 6 tháng đầu năm 2013. Phần lớn các hợp đồng được ký kết trong giai đoạn này là với các khách hàng quen cũ, và một số khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm việt á châu (Trang 28)