Nguồn nhân lự c

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm việt á châu (Trang 42)

Tổng số lao động của Công ty đến tháng 09/2014 là 10 người (trong đó có 5 nam và 5 nữ) có tuổi đời còn rất trẻ, và tất cảđều có trình độ đại học. Với mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến - tham mưu, Công ty đã bố trí lực lượng lao động có năng lực phù hợp theo từng chức năng hoạt động của mỗi bộ phân trong Công ty. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa năng lực làm việc của người lao động, qua đó đóng góp một cách có hiệu quả vào tất cả các lĩnh vực hoạt động và sự phát triểm của Công ty.

Người lao động trong Công ty có trình độ ngoại ngữ rất giỏi, năng lực thương lượng và đàm phám với khách hàng nước ngoòi rất tốt, điều này giúp Công ty nâng cao hiệu quả trong việc tìm kiếm khách hàng mới ở nước ngoài, ký kết hợp đồng kinh tế cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.

Chính sách khen thưởng, động viên người lao động làm việc cùng các chếđộ phúc lợi, và các đãi ngộ khác luôn được Ban Giám đốc quan tâm. Điều này làm cho người lao động ngày càng gắn bó và trung thành với Công ty, giúp cho Công ty có điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn, qua đó góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của Công ty trên thị trường quốc tế.

Ngoài việc thực hiện công việc thuộc bộ phận chuyên môn của mình, người lao động trong Công ty còn được Ban Giám đốc Công ty tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tham gia một cách có hiệu quả vào công việc của các bộ phận khác trong Công ty. Điều này giúp cho lực lượng lao động của Công ty có kỹ năng làm việc ngày càng đa dạng, sẵn sàng hỗ trợ cho nhau để hoàn thành công việc chung của Công ty.

Ban Giám đốc Công ty gồm những người rất giỏi cả về chuyên môn và kỹ năng quản trị, cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Đây là yếu tố rất quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

4.2.2 Năng lc tài chính

Trong đề tài này, năng lực tài chính của Công ty được thể hiện qua 3 nhóm chỉ tiêu chủ yếu là: (i) khả năng thanh toán; (ii) hiệu quả sử dụng tài

sản; và (iii) khả năng sinh lời. Các tỷ số này được thể hiện cụ thể như trong Bảng 4.1 sau đây: Bảng 4.1 Các tỷ số thể hiện năng lực tài chính của Công ty 2011 – 6T 2014 Ch tiêu 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Kh năng thanh toán Thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 1,89 6,90 2,67 8,63 3,25 Thanh toán tiền mặt (lần) 0,43 4,58 1,42 6,16 2,06 Hiu qu s dng tài sn Vòng quay tổng tài sản (lần) 11,59 11,44 10,03 5,82 5,45 Vòng quay tài sản ngắn hạn (lần) 11,64 11,77 10,47 5,84 5,73 Vòng quay tài sản cốđịnh (lần) 2632,60 402,19 245,41 114,67 131,51 Kh năng sinh li ROS (%) 2,82 2,76 1,39 1,39 1,46 ROA (%) 21,55 34,5 11,25 9,12 6,59 ROE (%) 45,57 39,95 17,64 10,22 9,39

Ngun: Báo cáo tài chính ca Công ty giai đon 2011 - 6T 2014

Bảng 4.1 cho thấy:

- Về khả năng thanh toán: các hệ số thanh toán của Công ty trong giai đoạn 2011 - 6T 2014 đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là rất tốt. Tài sản ngắn hạn của Công ty chủ yếu là tiền (tiền Việt Nam và USD). Công ty hầu như không có hàng hóa tồn kho (do phần lớn hoạt động của Công ty được thực hiện theo phương thức: Công ty mua đủ hàng để đóng đầy container rồi làm các thủ tục xuất khẩu ngay tại cảng). Tuy nhiên, các tỷ số này cao cho thấy Công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn tiền của mình. Như vậy, có thể thấy rằng Công ty có LTCT tương đối tốt về phương diện thanh khoản, tuy nhiên Công ty cần phải chú ý đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt, hạn chế việc có quá nhiều tiền mặt còn nhàn rỗi.

- Về hiệu quả sử dụng tài sản: các tỷ số phản ảnh khả năng mang lại doanh thu cho Công ty từ tổng tài sản (vòng quay tổng tài sản), từ tài sản ngắn hạn (vòng quay tài sản ngắn hạn) trong giai đoạn 2011-2013 đều lớn hơn 10 lần; và trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đều lớn hơn 5

lần. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty là rất cao, đây là một LTCT rất lớn của Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Tỷ số vòng quay tài sản cốđịnh của Công ty cực kỳ cao (trên 100 lần), nguyên nhân là do tài sản cốđịnh của Công ty trong giai đoạn 2011 - 6T 2014 chưa đến 500 triệu đồng, tức chỉ bằng một phần vô cùng nhỏ so với mức doanh thu của Công ty. Do đó, tỷ số này không thể hiện được NLCT của Công ty về phương diện sử dụng hiệu quả tài sản cố định. Như vậy, xét về NLCT ở phương diện sử dụng tài sản thì Công ty có LTCT trong hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

- Về khả năng sinh lời: trong giai đoạn 2011 - 2013 thì khả năng sinh lời trung bình của tổng tài sản (ROA) là 24,33%, của vốn chủ sở hữu (ROE) là 34,39%, của doanh thu (ROS) là 2,32%. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời từ tài sản của Công ty là rất cao; còn khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu bán hàng của Công ty là thấp, chưa đến 3%. Như vậy, xét về NLCT ở phương diện tạo ra lợi nhuận cho Công ty từ doanh thu, tài sản, và từ vốn chủ sở hữu thì có thể thấy Công ty có LTCT trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản và từ vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, ROE và ROS có xu hướng giảm liên tục, ROA cũng có xu hướng giảm rất nhanh từ năm 2012 trở về sau, điều này cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản ngày càng gay gắt.

Tóm lại, về phương diện năng lực tài chính thì Công ty có các LTCT về thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, khả năng sinh lời của tài sản (ROA), và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).

4.2.3 Marketing

4.2.3.1 Chng loi ca sn phm xut khu

Chủng loại sản phẩm xuất khẩu của Công ty rất đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà nhập khẩu ở các thị trường chủ yếu của Công ty như Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Mỹ, và Châu Âu.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty được thể hiện trong Bảng 4.2 sau đây:

Bảng 4.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty

CÁC SN PHM THY HI SN XUT KHU CA CÔNG TY

Tôm càng xanh Bạch tuộc

Tôm Mũ ni,tôm hùm Mũ ni xẽđôi (JP) Tôm Sú Mực các loại Tôm Thẻ Tạm nguyên con Cua,Ghẹ hấp Hải sản trộn

CÁC SN PHM THY HI SN XUT KHU CA CÔNG TY

Cua,Ghẹ sông đông lạnh Nghêu hấp

Ghẹ farci (JP) Nghêu nguyên con Xương cá biển Sò điệp,Sò ngọt Cá Basa cắt lát tẩm Cá Hố cắt khúc Cá fillet Cá Kiếm cắt lát,fillet Cá Basa fillet Cá Măng

Cá Bống nguyên con Cá Mú fillet (JP)

Cá Điêu hồng nguyên con Cá Ngừ cắt khúc,nguyên con Cá Rô Phi nguyên con Cá Sơn đá (JP)

Cá Trèn nguyên con Cá đục lặt đầu Cá Đổng nguyên con Cá nguyên con

Ngun: Công ty TNHH Thc phm Vit Á Châu

Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu một số sản phẩm nông sản đã qua sơ chế và đóng gói nhướt đỏ bỏ cuống, giỏ khoai tây; và một số loại thực phẩm như chả re, bánh Mi + Surimi, Bánh Mi + Surimi + Cải + Xôi.

4.2.3.2 Cht lượng ca sn phm

Công ty nhận thức rất rõ chất lượng sản phẩm quyết định uy tín, thương hiệu, và sự phát triển của Công ty. Do đó, Công ty đã chủđộng tiếp cận với các nhà sản xuất, chế biến sản phẩm thủy hải sản, và cả nông sản (chủ yếu ở tỉnh Cà Mau, và Bà Rịa - Vũng Tàu) thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo cho mình nguồn sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của Công ty.

4.2.3.3. Giá c sn phm

Công ty sử dụng một chính sách giá hợp lý, linh hoạt vừa đảm bảo để Công ty có lãi lại vừa khuyến khích được sức mua của người tiêu dùng. Trong những năm qua Công ty đã cố gắng tìm mọi biện pháp để đưa sản phẩm vào đúng thị trường với giá cả phù hợp nhằm nâng cao NLCT của Công ty. Giá vốn và giá bán của các sản phẩm xuất khẩu của Công ty là tương đương với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước như Công ty TNHH Hải sản A Man Da, Công ty TNHH Hải Nam, Công ty Thủy sản Số 4, ....

4.2.3.4. Kênh phân phi

Hàng hóa xuất khẩu của Công ty được phân phối đến khách hàng thông qua một kênh phân phối chính là: Công ty → Khách hàng bán sỉ. Hoạt động

chủ yếu của Công ty là xuất khẩu thương mại. Hàng hóa xuất khẩu của Công ty được mua từ các nhà sản xuất trong nước, sau đó chuyển đến cảng để làm các thủ tục xuất khẩu và xuất sang cho khách hàng ở nước ngoài.

4.2.3.5 Chiêu th

Đội ngũ bán hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu cũng như tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường cho Công ty. Đội ngũ bán hàng của Công ty được đào tạo chuyên nghiệp về kỹ năng bán hàng và chào hàng đến với các bạn hàng nước ngoài.

Hiện tại, Công ty có website riêng (www.vietasiafoods.com) để giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng. Tuy nhiên, nội dung website chưa thể hiện đầy đủ chủng loại và giá cả sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh. Vì thế, khách hàng phải liên hệ trực tiếp với đội ngũ bán hàng hoặc liên lạc qua điện thoại, thưđiện tử (email), fax, …để biết rõ hơn về sản phẩm.

Bên cạnh đó, Công ty chưa quan tâm đúng mức đến việc quảng cáo các sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh trên các phương tiện thông tin quảng bá như báo chí, các đài phát thanh và truyền hình, ... nên cũng là một hạn chế trong hoạt động tiếp thị của Công ty.

4.2 CÁC YU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LC CNH TRANH CA CÔNG TY TRÁCH NHIM HU HN VIT Á CHÂU CA CÔNG TY TRÁCH NHIM HU HN VIT Á CHÂU

Trong đề tài này, các yếu tốảnh hưởng đến NLCT của Công ty bao gồm 3 nhóm yếu tố là: các yếu tố vĩ mô, các yếu tố thuộc môi trường ngành, và các

yếu tố thuộc về bản thân Công ty. Các yếu tố thuộc về bản thân Công ty đã được phân tích và đánh giá trong Mục 4.1 thuộc Chương 4 của đề tài này, nên trong phần này sẽ tiếp tục đánh giá 2 nhóm yếu tố còn lại có ảnh hưởng đến NLCT của Công ty là nhóm yếu tố vĩ mô và nhóm yếu tố thuộc môi trường ngành. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về bản thân Công ty sẽđược thể hiện trong mục “4.2.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Công ty”.

4.2.1 Các yếu t vĩ

4.2.1.1 Kinh tế

Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kì năm 2013. Đối với Tp.Hồ Chí Minh, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt 378.915 tỷ đồng, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2013, trong đó, khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 0,05%. Sản lượng thủy sản ước đạt 21.366,4 tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2013. Giá trị thủy

sản ước đạt 2.116,3 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 14.182 triệu USD, tăng 5,7% so cùng kỳ năm 2013. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2014 tăng 4,77% so với bình quân cùng kỳ năm trước (Cục thống kê Tp.Hồ Chí Minh, 2014).

Nhìn chung, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên việc chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được quan tâm, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nói chung và ngành kinh doanh thủy sản nói riêng, trong đó có Công ty TNHH Thực phẩm Việt Á Châu.

a. Sản phẩm xuất khẩu

XK thủy sản 3 tháng đầu năm 2014 đạt 1,65 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2013. XK tôm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị thủy hải sản xuất khẩu Quý I/2014, với trên 48%. Cá tra bị giảm tỷ trọng từ 31% xuống còn 25%, cá ngừ giảm mạnh từ 12% xuống còn 7%.

Ngun: Vasep, 2014

Hình 4.1 Các sản phẩm XK chính của Việt Nam Quý I/2013 và Quý I/2014

b. Thị trường xuát khẩu chính

Quý I/2014, Việt Nam XK thủy sản sang 146 thị trường tăng 11 thị trường so với so với cùng kỳ năm 2013.

Thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản chiếm 56% giá trị XK, tăng 54,4% so với cùng kỳ năm 2013

Ngun: Vasep, 2014

Hình 4.2 Cơ cấu thị trường XK của Việt Nam Quý I/2013 và Quý I/2014

4.2.1.2 Chính tr - pháp lut

Chính phủ cũng như Bộ Công thương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tiếp thị, mở rộng thị trường, và xây dựng thương hiệu.

Bên cạnh đó thì Quyết định số10/2006/Qđ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ v/v “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy định hướng đến năm 2020” đã xác định phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong tương lai.

Thủ tục hải quan được cải tiến, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu được tiến hành nhanh chóng.

Riêng thị trường nước ngoài thì các rào cản nhập khẩu giảm do Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế như AFTA, WTO; ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định thương mại Việt - Nhật. Tuy nhiên, các quốc gia này luôn tìm cách đưa ra những rào cản rất khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

4.2.1.3 Văn hóa - xã hi

Sự tiêu thụ thủy sản toàn cầu nói chung và ở Châu Á nói riêng đang tăng lên hàng năm. Điều này là do sự gia tăng dân số, thu nhập tăng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ở nước ta đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu thủy sản.

4.2.1.4 Điu kin t nhiên

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc cùng với bờ biển dài trên 3.000km là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt và chế biến các sản phẩm thủy hải sản. Điều này cũng giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thêm nhiều chủng loại sản phẩm hơn, qua đó đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

4.2.1.5 Công ngh

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với việc áp dụng các thành tự của khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

4.2.1.6 Quc tế

Thị trường hoạt động chủ yếu của Công ty là thị trường quốc tế.

- Xét về mặt cơ hội: Sau khi gia nhập WTO thì mức thuế nhập khẩu giảm, làm giảm chi phí và giá thành sản phẩm do đó đã góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Công ty có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận với các nhà sản xuất nước ngoài nhằm cung cấp nhiều thủy sản đa dạng, đáp

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm việt á châu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)