Các yếu tố trong ngành xuất khẩu thủy sả n

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm việt á châu (Trang 49 - 53)

4.2.2.1 Khách hàng

Thị trường hoạt động của Công ty chủ yếu là ở quốc tế. Hiện tại Công ty đã xuất khẩu đến trên 15 quốc gia thông qua các công ty bán sỉ ở các nước này. Thị trường xuất khẩu chính là Hồng Kông, Úc, Châu Âu, và Nhật Bản.

Tổng KNXK của Công ty trong năm 2013 được thể hiện trong Bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua các thị trường năm 2013 Quc gia Năm 2013 (1.000 USD) T l (%) Hồng Kông 3.558 65,27 Châu Âu 733 13,45 Trung Quốc 425 7,80 Châu Úc 467 8,57 Nhật Bản 95 1,74 Hàn Quốc 91 1,68 Trung Đông 59 1,08 Malaysia 23 0,41 Tng 5,451 100

Ngun: Báo cáo tình hình tiêu th ca Công ty năm 2013

Cơ cấu về thị trường xuất khẩu của Công ty được thể hiện ở Hình 4.3 dưới đây:

65% 13%

8%

9% 2% 2%1%0%

Hồng Kông Châu Âu Trung Quốc Châu Úc Nhật Bản Hàn Quốc Trung Đông Malaysia

Ngun: Tác gi t tng hp t tài liu ni b, 2013

Hình 4.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty năm 2013

Hình 4.3 ở trên cho thấy thị trường chiếm vị trí chủ lực trong giá trị hàng xuất khẩu của Công ty là thị trường Hồng Kông (chiếm tới 65% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty), kế đến là thị trường Châu Âu (chiếm 13%), thứ 3 là Úc (chiếm 9%), kếđến là Trung Quốc (chiếm 8%).

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là các loại cá biển, tiếp là các loại tôm cỡ nhỏ cho thị trường thế giới. Với thị trường Hồng Kông thì công ty xuất đủ loại sản phẩm như: cá trẽm, cá mú, cá mó, bạch tuộc, tôm. Giá trị xuất khẩu của Công ty

sang thị trường Hồng Kông chiếm tỷ lệ khá cao là do: (1) Hồng Kông là thị trường dễ tính, với dân số hơn 7 triệu người, trung bình mỗi người tiêu thụ đến hơn 70kg/năm, cao thứ 2 tại Châu Á; (2) So với các thị trường khác thì tại thị trường Hồng Kông Công ty có 2 khách hàng thân thiết thường xuyên kí kết hợp đồng mua bán thuỷ sản với Công ty.

Ngoài ra, thị trường châu Âu (bao gồm Đan Mạch, Hà Lan, Ý, Đức, Pháp) cũng là một thị trường tiềm năng đối với Công ty. Các sản phẩm xuất khẩu đến thị trường này là các sản phẩm cá (dưới dạng fille, bỏ xương, làm sạch bỏ nội tạng) có giá trị xuất khẩu chiếm 13% trong tổng số giá trị xuất khẩu của Công ty. Châu Âu là một thị trường rất khó tính với rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm, phương pháp khai thác. Khách hàng ở Châu Âu không chỉ tìm hiểu kỹ vềđiều kiện sản xuất của các công ty chế biến, kinh doanh thủy hải sản mà họ còn muốn truy xuất nguồn gốc của sản phẩm (đã được đánh bắt hay nuôi từ vùng nào, sử dụng những loại thuốc gì, thức ăn ra sao, cách thức chăm sóc, các vấn đề về môi trường trong quá trình nuôi,…).

Thị trường Úc chiếm 8,57% giá trị KNXK của Công ty. Sản phẩm XK chủ yếu của Công sang Úc là cá trẽm. Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu các mặt hàng như tôm mũ ni, bạch tuộc các cỡ khác nhau sang thị trường này. Úc là là một trong những thị trường có nhiều triển vọng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty, mức tiêu thụ thủy sản bình quân của người dân Úc khoảng 22kg/năm.

Trong việc xuất khẩu tôm thì Công ty chưa xuất khẩu được tôm sang thị trường Nhật Bản. Trung Đông thì mua tôm thích màu sắc tôm là màu trắng; còn Hồng Kông thích tôm màu xanh.

4.2.2.2 Nhà cung ng

Công ty sử dụng phần lớn nguồn hàng ở trong nước để xuất khẩu. Hiện tại Công ty có 20 nhà cung cấp trong nước và nguồn hàng của Công ty được huy động qua hệ thống đại lý thu mua từĐà Nẵng đến Cà Mau (chủ yếu là ở các tỉnh: Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Sóc Trăng, và Khánh Hòa). Phần lớn sự biến đổi tích cực hay tiêu cực nào của nguồn nguyên liệu đều ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Khi thời tiết thay đổi nhiều, sản lượng và chất lượng hàng thủy sản sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, giá thu mua cũng thay đổi theo từng năm; cạnh tranh trong thu mua thường xảy ra trong lúc trái mùa.

4.2.2.3 Đối th cnh tranh hin ti

Công ty có thế mạnh xuất ghép, nghĩa là nếu khách muốn 5-10 thùng hàng/1 mặt hàng, hay nhiều mặt hàng trong cùng 1 container thì Công ty đều có thểđáp ứng được cho khách hàng. Hình thức xuất ghép rất tiện lợi cho khách hàng, kể cả là

xuất các mặt hàng như cá khô, bánh tráng, hạt điều, … Hiện nay, trong lĩnh vực thủy sản xuất khẩu, Công ty phải cạnh tranh rất gay gắt với các doanh nghiệp khác tại Tp.Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:

Bảng 4.4 Một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Tp.Hồ Chí Minh 3 tháng đầu năm 2014

Doanh nghip Tr giá (triu USD) T trng (%)

SEAPRIMEXCO VIET NAM 8.347.995 30,05

SEAPRIEXCO No.4 7.487.564 26,96

AMANDA FOODS (VN) LTD 6.002.023 21,61

HAI NAM CO., LTD 4.449.200 16,02

VIETASIA FOODS CO. LTD 1.487.646 5,36

Tng 27.774.428 100

Ngun: Tng hp t Báo cáo Xut khu thy sn Vit Nam Quý I/2014 ca VASEP

và t ni b Công ty

Bảng 4.4 cho thấy, đối với địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, Công ty có các đối thủ mạnh như: Công ty SEASSPRIMEXCO VIET NAM (chiếm tỷ lệ 30,05% trong tổng KNXK), Công ty SEAPRIEXCO No.4 (chiếm 26,96%). So với doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực xuất khẩu thủy sản tại Tp.HCM thì Công ty TNHH Thực phẩm Việt Á Châu có giá trị xuất khẩu rất nhỏ (chiếm 5,36%; chỉ bằng 1/5 so với SEASSPRIMEXCO VIET NAM).

4.2.2.4 Đối th tim n

Đối với ngành thủy sản luôn được nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển nên việc gia nhập ngành không khó khăn nhiều. Hình thức kinh doanh của Công ty có thể dễ dàng bị các Công ty khác bắt chước. Khi kinh tế trong nước và thế giới hồi phục, phát triển thì những nhà cung cấp hàng cho Công ty có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của Công ty trong tương lai. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp ra đời và hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến thủy sản như nuôi trông, sản xuất chế biến, và nhất là xuất khẩu thủy sản. Chỉ tính trong năm 2014, đã có nhiều công văn và quyết định được đưa ra như:

- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông về kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong đó tập trung vào định hướng các hành động cụ thể cho các lĩnh vực khai thác và bảo về nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thương mại thủy sản, dịch vụ hậu cần…

- Công văn số 10015/TCHQ-GSQL v/v “Chấn chỉnh việc thực hiện thủ tục hải quan hệ thống thông quan điện tử Việt Nam ACCS/VCIS” nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình khai hải quan.

- Thông tư số 114/2014/TT-BTC Hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghịđịnh số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, giúp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến phát triển thủy sản có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng để phát triển sản xuất.

4.2.2.5 Sn phm thay thế

Các thực phẩm thay thế thủy sản gồm thịt lợn, thịt bò, gia cầm và các sản phẩm khác. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng tiêu thụ thủy sản. Nguyên nhân là vì (i) chất đạm từ thủy sản được đánh giá là bổ dưỡng hơn các nguồn đạm từ thịt đỏ, (ii) mức an toàn về vệ sinh thực phẩm của thuỷ sản cao hơn và khi dùng thủy sản làm thực phẩm sẽ giảm được nhiều bệnh tật như bệnh tim, bệnh ung thư hơn các loại thực phẩm khác. Như vậy, có thể thấy sức ép từ sản phẩm thịt là không đáng lo ngại đối với việc xuất khẩu và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản của Công ty trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm việt á châu (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)