- Điều kiện thời tiết thay đổi thất thường (T1): Sự thay đổi bất thường của thời tiết làm ảnh hưởng đến việc nuôi trồng, chế biến thủy hải sản của cả nước nói chung, và tại các nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu cho Công ty nói riêng. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thủy hải sản của Công ty.
- Khả năng cung ứng của người cung cấp không ổn định (T2): do tác
động của nhiều yếu tố khác nhau (biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, ...) làm cho Công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng thủy sản từ khách hàng nước ngoài.
- Khách hàng yêu cầu cao về chất lượng (T3): vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được khách hàng nước ngoài đòi hỏi rất cao, Công ty hầu như không chủ động được ở yêu cầu này (do tính chất hoạt động của Công ty là xuất khẩu thương mại, không có hoạt động nuôi trồng, hay chế biến các sản phẩm thủy hải sản). Điều này có thể làm cho Công ty bị khách hàng ép giá trong đàm phán hợp đồng, cũng như phải chịu rủi ro thanh toán khi sản phẩm thủy sản xuất khẩu bị hỏng do chất lượng không đảm bảo.
- Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh lớn (T4): Ở Việt Nam hiện có rất nhiều Công ty tham gia vào lĩnh vực xuất xuất khẩu thủy sản. Phần lớn những Công ty này đều có nhiều thế mạnh về vốn, quy mô hoạt động, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Điều này làm cho Công ty phải cạnh tranh trong thế bất lợi về nhiều mặt như về vốn, quy mô hoạt động, chủng loại và chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Như vậy, qua phân tích cho thấy Công ty có 4 điểm mạnh (lãnh đạo; chủng loại sản phẩm và dịch vụ khách hàng; quan hệ với nhà cung ứng; hình thức kinh doanh), 6 điểm yếu (nguồn nguyên liệu; công suất; thị trường trong nước; Marketing; tài chính; nhân sự), 6 cơ hội (chính sách của Chính phủ; tiềm năng thủy sản của Việt Nam; nhu cầu của thị trường thế giới; điều kiện tự nhiên tại ĐBSCL; khoa học-công nghệ; thị trường tiềm năng), và 4 đe dọa (điều kiện thời tiết; khả năng cung ứng của nhà cung cấp; yêu cầu về chất lượng; sức ép cạnh tranh).