Đẩy mạnh việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau để đầu tư xây dựng hệ thống nhà kho riêng cho Công ty nhằm chủđộng trong việc thu mua, dự trữ các sản phẩm thủy sản phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của Công ty.
Việc huy động vốn có thể thực hiện bằng nhiều cách như vay ngân hàng dưới hình thức tín chấp, huy động vốn từ nhân viên Công ty, từ việc tăng vốn điều lệ của Công ty, hoặc có thể hợp tác với các nhà cung cấp đầu vào để cùng xây dựng hệ thống nhà kho.
5.2.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ
Hiện tại thị trường của Công ty chủ yếu vẫn là thị trường Hồng Kông. Để gia tăng lợi nhuận cho Công ty thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như phát triển thị trường hiện tại đối với các sản phẩm thủy sản là rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Công ty có thể thực hiện các giải pháp sau để mở rộng thị trường tiêu thụ:
- Duy trì và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng hiện tại ở nước ngoài mà Công ty đang giao dịch.
- Tiếp tục tiếp cận với các doanh nghiệp lớn của nước ngoài để liên kết kinh doanh, tận dụng những lợi thế của Công ty về hình thức kinh doanh, uy tín của Ban Giám đốc, chất lượng sản phẩm, … để tiếp cận với các thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển ở Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, …
- Tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước, nhất là các hội chợ thương mại tại nước ngoài để tìm kiếm đối tác, khách hàng mới.
- Đầu tư vào công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường nhất là về sở thích, hành vi tiêu dùng các sản phẩm thủy sản của khách hàng nước ngoài để cung cấp sản phẩm phù hợp với thị trường, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Công ty.
- Lập các văn phòng đại diện của Công ty tại thị trường các nước tiềm năng để thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.
- Khai thác thị trường tiêu dùng thủy sản trong nước bởi đây là một thị trường đầy tiềm năng và đang bị bỏ ngõ. Hơn nữa việc cung cấp hàng hoá ngay trên thị trường nội địa sẽ giúp Công ty tiết kiệm được các chi phí về thuế và chi phí giao dịch so với việc xuất khẩu.
5.2.4 Tăng cường hoạt động Marketing
Hoạt động Markting của Công ty chủ yếu là do Giám đốc Công ty trực tiếp thực hiện nên còn đơn điệu về hình thức, nội dung. Để tăng cường hoạt động Marketing nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty trong tương lai thì có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Lập Bộ phận chuyên về Marketing cho Công ty với đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Công ty.
- Công ty nên tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế thông qua đó có thểđưa tin giới thiệu các sản phẩm để thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và các nhà môi giới nước ngoài
- Công ty có thể quảng cáo sản phẩm của mình trên báo chí (báo giấy và Internet), radio, ti vi... để quảng bá sản phẩm Công ty đến với nhiều khách hàng hơn.
- Xây dựng lại website của Công ty với đầy đủ thông tin về sản phẩm (hình ảnh, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất - chế biến, chất lượng, giá bán), vềđiều kiện giao dịch, vận chuyển sản phẩm. Đồng thời cập nhật liên tục, kịp thời các thông tin về sản phẩm trên website của Công ty.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm
Việt Á Châu” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng về NLCT của Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của Công ty, và đề xuất giải pháp để nâng cao NLCT của Công ty ở lĩnh vực xuất khẩu thủy sản trong những năm tiếp theo.
Công cụ để phân tích NLCT của Công ty được sử dung trong đề tài này là: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và đe dọa (Phân tích SWOT); Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE); và Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).
Kết quả nghiên cứu cho thấy NLCT của Công ty thể hiện ở 3 nhóm yếu tố là nguồn nhân lực, năng lực tài chính và Marketing. NLCT về nguồn nhân lực của Công ty thể hiện ở trình độ chuyên môn phù hợp, tuổi đời trẻ, có thể thực hiện tốt nhiều việc khác nhau, và luôn sẵn sàng hỗ trợ nhau để hoàn thành các công việc của Công ty. NLCT về tài chính của Công ty thể hiện ở khả năng thanh toán ngắn hạn, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, khả năng sinh lời của tài sản (ROA), và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). NLCT của Công ty về Markting thể hiện ở việc cung cấp đa dạng chủng loại sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản là: các yếu tố vĩ mô, các yếu tố thuộc môi trường ngành, và các yếu tố thuộc về bản thân Công ty. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm: kinh tế; chính trị và pháp luật; văn hóa xã hội; công nghệ; và môi trường quốc tế. Các yếu tố thuộc về môi trường ngành bao gồm đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn, và sản phẩm thay thế. Các yếu tố thuộc về bản thân Công ty bao gồm nguồn nhân lực, tài chính và Marketing.
Trên cơ sở đánh giá thực trang về NLCT của Công ty, về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của Công ty, đề tài đã đề xuất 4 nhóm giải pháp để nâng cao NLCT của Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản là đào tạo, phát triển trình độ nhân sự, tăng cường huy động vốn, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng cường hoạt động Marketing.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh và nâng cao NLCT có vai trò hết sức quan trọng đối các doanh nghiệp nói chung, và nhất là đối với Công ty TNHH Thực phẩm Việt Á Châu nói riêng.
Tuy hình thức kinh doanh của Công ty tương đối mới là xuất ghép nhưng vẫn chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt từ các công ty xuất khẩu thủy sản trong nước, và nhất là các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản tại Tp.HCM.
Kết quả nghiên cứu của đề tài tuy đã xác định được các yếu tố quyết định NLCT của Công ty và các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của Công ty, nhưng vẫn còn các yếu tố khác mà tác giả chưa phát hiện ra. Do đó, cần có thêm các phân tích sâu hơn để xác định đầy đủ hơn và mang tính định lượng nhiều hơn về NLCT và các yếu tốảnh hưởng đến NLCT của Công ty, nhất là trong việc phân tích các đối thủ cạnh tranh, xác định chính xác các đối thủ cạnh tranh của Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2014. Niêm giám thống kê 2014.
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
[2] Hà Anh, 2014. Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 6,9 tỉ USD năm 2014.
<http://baodientu.chính.vn>. [Ngày truy cập: 10 tháng 10 năm 2014].
[3] Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2014. Báo cáo xuất
khẩu thủy sản Việt nam Quý I/2014. Hà Nội, tháng 5 năm 2014.
[4] Lê Xuân Sinh và cộng sự, 2012. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thủy
sản. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
[5] Michael E.Porter, 1996. Chiến lược cạnh tranh. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học.
[6] Ngọc Thủy, 2014. Những điểm mới trong thủ tục hành chính về thuế có hiệu lực từ 01/9/2014. Bản tin thương mại thủy sản, số 333, tháng 9/2014, trang 5.
[7] Nguyễn Hà, 2014. Thông báo các quy định của Liên minh Hải quan đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam. Bản tin thương mại thủy sản, số 30, tháng 8/2014, trang 7.
[8] Nguyễn Huỳnh Phước Thiện, 2009. Phân tích môi trường nội bộ và môi
trường bên ngoài của doanh nghiệp. Luận văn cử nhân kinh tế. Đại học Cần Thơ
[9] Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2007. Quản trị học. Hà
Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
[10] Nguyễn Thanh Hải, 2014. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH thiết bị điện Nam Phương. Luận văn cử nhân kinh tế. Đại học Cần Thơ.
[11] Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2008. Chiến lược & Chính
sách kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
[12] Nguyễn Trạng Huy, 2010. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất
khẩu gạo của Công ty Cổ phân xuất nhập khẩu Vĩnh Long. Luận văn cử nhân kinh tế. Đại học Cần Thơ.
[13] Quốc hội khóa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật Thương mại số 36/2005/QH11. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
[14] Thefishsite, 2014. Thị trường nuôi trồng thủy sản thế giới sẽ đạt 202,96 tỷ USD năm 2020. Bản tin thương mại thủy sản, số 26, tháng 7, trang 9. <http://vasep.com.vn>. [Ngày truy cập: 20 tháng 09 năm 2014].
[15] Thúy Lan, 2014. Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020. <http://www.fistenet.gov.vn/c-thuy-san-viet-nam/d-chuong-trinh- phat-trien/111inh-huong->. [Ngày truy cập: 10 tháng 10 năm 2014].
[16] Tổng cục thống kê, 2014. Niêm giám thống kê 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
[17] Trân Sửu, 2005. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện
toàn cầu hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.
[18] Trần Thị Trúc, 2010. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
PHỤC LỤC
PHỤ LỤC 1
BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁC BỘ PHẬN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỰC PHẨM VIỆT Á CHÂU
Xin chào Anh/Chị,
Tôi tên Phạm Nguyễn Thảo Nguyên, là sinh viên của Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm
Việt Á Châu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin Anh/Chị vui lòng cho tôi được phép tham khảo ý kiến của Anh/Chị về vấn đề có trong bảng lấy ý kiến dưới đây. Cuộc thảo luận sẽ kéo dài không quá 10 phút, không có quan điểm đúng, sai trong những ý kiến được đưa ra trong cuộc thảo luận này, và tất cả những ý kiến của Anh/Chị đều là những thông tin hữu ích giúp tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Họ và tên đáp viên : ... Chức vụ : ...
* Hướng dẫn trả lời:
Đáp viên ghi phương án trả lời cho từng yếu tố vào 2 cột “Mức độ quan
trọng” và “Phân loại” như sau:
+ Bước 1: Ở cột “Mức độ quan trọng”: đánh giá từ 0,00 (không quan trọng) đến 1,00 (rất quan trọng) sao cho tổng các mức độ quan trọng trong cột này phải bằng 1,00;
+ Bước 2: Ở cột “Phân loại”: đánh giá từ 1 đến 4 (ghi một trong bốn số 1,2,3,4) cho từng yếu tố. Các con số 1, 2, 3, 4 thể hiện mức độ phản ứng của Công ty đối với các yếu tố này. Trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng khá, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng yếu.
1. Đánh giá các yếu tố bên ngoài Công ty (EFE) Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Sốđiểm quan trọng 1. Mức độ tăng trưởng bình quân của ngành 2. Tầm quan trọng của nhà cung cấp
3. Khách hàng đòi hỏi cao chất lượng và thương hiệu
4. Đe dọa của nhiều đối thủ gia nhập ngành 5. Sản phẩm thay thế
6. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
7. Chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh 8. Chính sách khuyến khích phát triển với ngành 09. Thay đổi về công nghệ, sản phẩm 10. Vấn đề môi trường Tổng sốđiểm 1,00
2. Đánh giá các yếu tố bên trong Công ty (IFE) Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng Phân loại Sốđiểm quan trọng 1.Trình độ và đội ngũ lãnh đạo
2.Công tác chiến lược kinh doanh của công ty đạt nhiều thành tựu 3.Công ty có tài chính mạnh 4.Hệ thống phân phối rộng 5.Thương hiệu sản phẩm 6.Lòng trung thành của khách hàng 7.Đa dạng hóa sản phẩm 8.Văn hóa tổ chức, văn hóa bán hàng 9.Đội ngũ nhân viên luôn được quan tâm đào tạo
10. Phụ thuộc nhà cung cấp
Tổng sốđiểm 1,00
Cuộc thảo luận xin được phép dừng lại ở đây, và tôi vô cùng cảm ơn những ý kiến đóng góp, cũng như khoảng thời gian quý báu mà Anh/Chị đã dành cho cuộc thảo luận hôm nay.
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN
Họ và tên Chức vụ Sốđiện thoại
Bùi Quang Long Giám đốc 0909.585.686 Nguyễn Tiến Nhàn Phó Giám đốc 0903.347.686 Phạm Văn Thụ Bộ phận Xuất nhập khẩu 0902.901.975 Nguyễn Thị Thu Hiền Bộ phận Kế toán 0909.405.286 Vũ Thị Huyền Bộ phận Nhân sự 0909.931.116
PHỤ LỤC 3
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA
VỀ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VIỆT Á CHÂU Stt Các yếu tố bên trong CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 Tổng điểm Mức độ quan trọng 1 Trình độ và đội ngũ lãnh đạo 0,10 0,10 0,09 0,08 0,08 0,45 0,09 2 Sản phẩm 0,10 0,10 0,10 0,11 0,10 0,51 0,10 3 Nguồn lực về tài chính 0,15 0,16 0,17 0,14 0,14 0,76 0,15 4 Hệ thống phân phối 0,07 0,06 0,08 0,08 0,06 0,35 0,07 5 Thương hiệu. thị phần 0,07 0,07 0,09 0,09 0,08 0,40 0,08 6 Dịch vụ hậu mãi 0,12 0,13 0,10 0,11 0,12 0,58 0,12 7 Nguồn nhân lực 0,08 0,09 0,08 0,09 0,12 0,46 0,09 8 Giá cả 0,09 0,07 0,09 0,09 0,08 0,42 0,08 9 Cơ sở vật chất 0,10 0,10 0,07 0,09 0,09 0,45 0,09 10 Phụ thuộc nhà cung cấp 0,12 0,12 0,13 0,12 0,13 0,62 0,13 Tổng cộng 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
PHỤ LỤC 4 BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ XẾP HẠNG ĐIỂM CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VIỆT Á CHÂU Stt Các yếu tố bên trong CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 Điểm trung bình Làm tròn 1 Trình độ và đội ngũ lãnh đạo 3 3 4 3 3 3,2 3 2 Sản phẩm 3 4 4 3 3 3,4 3 3 Nguồn lực về tài chính 1 2 2 1 1 1,4 1 4 Hệ thống phân phối 3 2 2 2 2 2,2 2 5 Thương hiệu. thị phần 2 2 2 3 2 2,2 2 6 Dịch vụ hậu mãi 3 3 2 3 3 2,8 3 7 Nguồn nhân lực 2 3 3 2 3 2,6 3 8 Giá cả 2 3 2 3 2 2,4 2 9 Cơ sở vật chất 2 2 2 2 1 1,8 2 10 Phụ thuộc nhà cung cấp 3 3 4 4 4 3,6 4
PHỤ LỤC 5
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA
VỀ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VIỆT Á CHÂU Stt Các yếu tố bên ngoài CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 Mức độ quan trọng Làm tròn 1 Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực 0,10 0,11 0,10 0,09 0,10 0,100 0,10 2 Mức độ tăng trưởng của ngành tăng 0,11 0,11 0,10 0,09 0,11 0,104 0,10 3 Thị trường còn nhiều tiềm năng 0,15 0,14 0,14 0,12 0,12 0,134 0,13 4 Khả năng gia nhập ngành của đối thủ tiềm ẩn 0,18 0,21 0,20 0,21 0,23 0,206 0,20 5 Sản phẩm thay thế 0,01 0,01 0,01 0,03 0,02 0,016 0,02 6 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 0,08 0,05 0,08 0,06 0,08 0,070 0,07 7 Tâm lý ưa chuộng sản phẩm tốt cho sức khỏe 0,17 0,15 0,15 0,14 0,15 0,152 0,15
8 Rào cản về tiêu chuẩn
chất lượng 0,10 0,10 0,09 0,12 0,07 0,096 0,10 9 Thay đổi về công nghệ, sản phẩm 0,05 0,05 0,07 0,06 0,07 0,060 0,07 10 Vấn đề phát sinh từ nhà cung ứng 0,05 0,07 0,06 0,08 0,05 0,062 0,06 Tổng cộng 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
PHỤ LỤC 6 BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ XẾP HẠNG ĐIỂM CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VIỆT Á CHÂU Stt Các yếu tố bên ngoài CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 Điểm