CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỪ PHÂN TÍCH SWOT

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm việt á châu (Trang 59)

Nhóm giải pháp SO bao gồm 2 giải pháp là Phát triển thị trường, và Thâm nhập thị trường.

- Phát triển thị trường: Sử dụng các thế mạnh của Công ty (năng lực của nhà lãnh đạo, chủng loại sản phẩm đa dạng, dịch vụ khách hàng tốt, quan hệ tốt với nhà cung ứng, cùng với hình thức kinh doanh) kết hợp các cơ hội từ bên ngoài (chính sách khuyến khích phát triển của Chính phủ, nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên thế giới ngày càng tăng) để phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty.

- Mở rộng thị trường: Sử dụng các thế mạnh của Công ty (năng lực của nhà lãnh đạo, chủng loại sản phẩm đa dạng, dịch vụ khách hàng tốt, quan hệ tốt với nhà cung ứng, cùng với hình thức kinh doanh) kết hợp các cơ hội từ bên ngoài (chính sách khuyến khích phát triển của Chính phủ, tiềm năng thủy sản dồi dào của đất nước, nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên thế giới ngày càng tăng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL, thị trường lớn còn nhiều tiềm năng phát triển) để thâm nhập vào các thị trường mới trên thế giới.

5.1.2 Nhóm gii pháp ST

Nhóm giải pháp ST bao gồm 2 giải pháp là Đa dạng hóa đồng tâm, và Giữ chân khách hàng.

- Đa dạng hóa đồng tâm: Sử dụng các thế mạnh của Công ty (năng lực của nhà lãnh đạo, chủng loại sản phẩm đa dạng, dịch vụ khách hàng tốt, quan hệ tốt với nhà cung ứng) nhằm giảm thiểu các đe dọa từ bên ngoài (thời tiết thay đổi thất thường, khả năng cung ứng của người cung cấp không ổn định, khách hàng yêu cầu cao về chất lượng) thông qua việc cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau được sản xuất/chế biến từ một số nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu.

- Giữ chân khách hàng: Sử dụng các thế mạnh của Công ty (năng lực của nhà lãnh đạo, chủng loại sản phẩm đa dạng, dịch vụ khách hàng tốt, quan hệ

tốt với nhà cung ứng) nhằm giảm thiểu các đe dọa từ bên ngoài (khách hàng yêu cầu cao về chất lượng, sức ép từ đối thủ cạnh tranh lớn) thông qua việc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, làm cho họ trở thành khách hàng trung thành của Công ty, qua đó nâng cao NLCT của Công ty trên thị trường.

5.1.3 Nhóm gii pháp WO

Nhóm giải pháp WO bao gồm 1 giải pháp là Marketing hỗn hợp. Giải pháp này được thực hiện trên cơ sở tân dụng các cơ hội từ bên ngoài Công ty (chính sách khuyến khích phát triển của Chính phủ, nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên thế giới ngày càng tăng, khoa học-công nghệ ngày càng phát triển) để hạn chế các điểm yếu của Công ty (công suất chưa đủ nhu cầu thị trường, hoạt động Marketing đơn điệu, quy mô nhân sự còn nhỏ) qua đó phát triển các hoạt động Marketing của Công ty, giúp cho Công ty ngày càng có thêm nhiều khách hàng mới trên thị trường xuất khẩu thủy sản của thế giới.

5.1.4 Nhóm gii pháp WT

Nhóm giải pháp WT bao gồm 2 giải pháp là Phát triển theo hàng dọc, và Đào tạo, phát triển trình độ nhân sự.

- Phát triển theo hàng dọc: Khắc phục các điểm yếu của Công ty (không chủđộng được nguồn nguyên liệu; công suất chưa đáp ứng nhu cầu thị trường; chưa chú trọng thị trường trong nước; hoạt động Marketing còn đơn điệu; khả năng tài chính chưa vững mạnh) bằng cách liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào, ngân hàng, các cơ quan chính phủ, và khách hàng để giảm thiểu các đe dọa về sức ép từ các đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực xuất khẩu thủ sản

- Đào tạo, phát triển trình độ nhân sự: Khắc phục các điểm yếu của Công ty (không chủ động được nguồn nguyên liệu; chưa chú trọng thị trường trong nước; hoạt động Marketing còn đơn điệu; quy mô nhân sự còn nhỏ) bằng cách đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty, kết hợp với tuyển dụng thêm nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt đồng của Công ty để giảm thiểu các đe dọa từ bên ngoài Công ty (khả năng cung ứng của người cung cấp không ổn định, khách hàng yêu cầu cao về chất lượng, sức ép từđối thủ cạnh tranh lớn).

5.2 MT S GII PHÁP NÂNG CAO NĂNG LC CNH TRANH CA CA CÔNG TY TNHH THC PHM VIT Á CHÂU CA CA CÔNG TY TNHH THC PHM VIT Á CHÂU

5.2.1 Đào to, phát trin trình độ nhân s

Trải qua một chặng đường tồn tại và phát triển Công ty TNHH Thực phẩm Việt Á Châu đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực xuất khẩu

thương mại sản phẩm thủy sản. Các sản phẩm xuất khẩu của Công ty đã đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty đã có được nhiều khách hàng truyền thống và trung thành đối với Công ty.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu thủy sản luôn có sự cạnh trạnh ngày càng gay gắt và khốc liệt giữa các công ty. Do đó, để tồn tại và phát triển vững mạnh trong tương lai thì Công ty phải chú trọng việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình thông qua các biện pháp như:

- Gửi nhân viên tham gia các khóa đào tạo kỹ năng chuyên môn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

- Hỗ trợ về học phí cho nhân viên để họ có điều kiện tham gia các khóa đào tạo về ngoại ngữ, nhất là các ngôn ngữ của các nước là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty.

- Tuyển dụng thêm nhân viên mới có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với hoạt động của Công ty, nhất là nhân viên về Marketing.

5.2.2 Tăng cường huy động vn

Đẩy mạnh việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau để đầu tư xây dựng hệ thống nhà kho riêng cho Công ty nhằm chủđộng trong việc thu mua, dự trữ các sản phẩm thủy sản phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Việc huy động vốn có thể thực hiện bằng nhiều cách như vay ngân hàng dưới hình thức tín chấp, huy động vốn từ nhân viên Công ty, từ việc tăng vốn điều lệ của Công ty, hoặc có thể hợp tác với các nhà cung cấp đầu vào để cùng xây dựng hệ thống nhà kho.

5.2.3 M rng th trường tiêu th

Hiện tại thị trường của Công ty chủ yếu vẫn là thị trường Hồng Kông. Để gia tăng lợi nhuận cho Công ty thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như phát triển thị trường hiện tại đối với các sản phẩm thủy sản là rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Công ty có thể thực hiện các giải pháp sau để mở rộng thị trường tiêu thụ:

- Duy trì và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng hiện tại ở nước ngoài mà Công ty đang giao dịch.

- Tiếp tục tiếp cận với các doanh nghiệp lớn của nước ngoài để liên kết kinh doanh, tận dụng những lợi thế của Công ty về hình thức kinh doanh, uy tín của Ban Giám đốc, chất lượng sản phẩm, … để tiếp cận với các thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển ở Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, …

- Tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước, nhất là các hội chợ thương mại tại nước ngoài để tìm kiếm đối tác, khách hàng mới.

- Đầu tư vào công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường nhất là về sở thích, hành vi tiêu dùng các sản phẩm thủy sản của khách hàng nước ngoài để cung cấp sản phẩm phù hợp với thị trường, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lập các văn phòng đại diện của Công ty tại thị trường các nước tiềm năng để thực hiện việc tìm kiếm khách hàng mới nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.

- Khai thác thị trường tiêu dùng thủy sản trong nước bởi đây là một thị trường đầy tiềm năng và đang bị bỏ ngõ. Hơn nữa việc cung cấp hàng hoá ngay trên thị trường nội địa sẽ giúp Công ty tiết kiệm được các chi phí về thuế và chi phí giao dịch so với việc xuất khẩu.

5.2.4 Tăng cường hot động Marketing

Hoạt động Markting của Công ty chủ yếu là do Giám đốc Công ty trực tiếp thực hiện nên còn đơn điệu về hình thức, nội dung. Để tăng cường hoạt động Marketing nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu của Công ty trong tương lai thì có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Lập Bộ phận chuyên về Marketing cho Công ty với đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Công ty.

- Công ty nên tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế thông qua đó có thểđưa tin giới thiệu các sản phẩm để thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và các nhà môi giới nước ngoài

- Công ty có thể quảng cáo sản phẩm của mình trên báo chí (báo giấy và Internet), radio, ti vi... để quảng bá sản phẩm Công ty đến với nhiều khách hàng hơn.

- Xây dựng lại website của Công ty với đầy đủ thông tin về sản phẩm (hình ảnh, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất - chế biến, chất lượng, giá bán), vềđiều kiện giao dịch, vận chuyển sản phẩm. Đồng thời cập nhật liên tục, kịp thời các thông tin về sản phẩm trên website của Công ty.

CHƯƠNG 6

KT LUN VÀ KIN NGH

6.1 KT LUN

Đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm

Việt Á Châu” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng về NLCT của Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của Công ty, và đề xuất giải pháp để nâng cao NLCT của Công ty ở lĩnh vực xuất khẩu thủy sản trong những năm tiếp theo.

Công cụ để phân tích NLCT của Công ty được sử dung trong đề tài này là: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và đe dọa (Phân tích SWOT); Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE); và Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).

Kết quả nghiên cứu cho thấy NLCT của Công ty thể hiện ở 3 nhóm yếu tố là nguồn nhân lực, năng lực tài chính và Marketing. NLCT về nguồn nhân lực của Công ty thể hiện ở trình độ chuyên môn phù hợp, tuổi đời trẻ, có thể thực hiện tốt nhiều việc khác nhau, và luôn sẵn sàng hỗ trợ nhau để hoàn thành các công việc của Công ty. NLCT về tài chính của Công ty thể hiện ở khả năng thanh toán ngắn hạn, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, khả năng sinh lời của tài sản (ROA), và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). NLCT của Công ty về Markting thể hiện ở việc cung cấp đa dạng chủng loại sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản là: các yếu tố vĩ mô, các yếu tố thuộc môi trường ngành, và các yếu tố thuộc về bản thân Công ty. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm: kinh tế; chính trị và pháp luật; văn hóa xã hội; công nghệ; và môi trường quốc tế. Các yếu tố thuộc về môi trường ngành bao gồm đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn, và sản phẩm thay thế. Các yếu tố thuộc về bản thân Công ty bao gồm nguồn nhân lực, tài chính và Marketing.

Trên cơ sở đánh giá thực trang về NLCT của Công ty, về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của Công ty, đề tài đã đề xuất 4 nhóm giải pháp để nâng cao NLCT của Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản là đào tạo, phát triển trình độ nhân sự, tăng cường huy động vốn, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng cường hoạt động Marketing.

6.2 KIN NGH

Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh và nâng cao NLCT có vai trò hết sức quan trọng đối các doanh nghiệp nói chung, và nhất là đối với Công ty TNHH Thực phẩm Việt Á Châu nói riêng.

Tuy hình thức kinh doanh của Công ty tương đối mới là xuất ghép nhưng vẫn chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt từ các công ty xuất khẩu thủy sản trong nước, và nhất là các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản tại Tp.HCM.

Kết quả nghiên cứu của đề tài tuy đã xác định được các yếu tố quyết định NLCT của Công ty và các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của Công ty, nhưng vẫn còn các yếu tố khác mà tác giả chưa phát hiện ra. Do đó, cần có thêm các phân tích sâu hơn để xác định đầy đủ hơn và mang tính định lượng nhiều hơn về NLCT và các yếu tốảnh hưởng đến NLCT của Công ty, nhất là trong việc phân tích các đối thủ cạnh tranh, xác định chính xác các đối thủ cạnh tranh của Công ty.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2014. Niêm giám thống kê 2014.

Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

[2] Hà Anh, 2014. Xuất khẩu thủy sản có thể đạt 6,9 tỉ USD năm 2014.

<http://baodientu.chính.vn>. [Ngày truy cập: 10 tháng 10 năm 2014].

[3] Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2014. Báo cáo xuất

khẩu thủy sản Việt nam Quý I/2014. Hà Nội, tháng 5 năm 2014.

[4] Lê Xuân Sinh và cộng sự, 2012. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thủy

sản. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5] Michael E.Porter, 1996. Chiến lược cạnh tranh. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học.

[6] Ngọc Thủy, 2014. Những điểm mới trong thủ tục hành chính về thuế có hiệu lực từ 01/9/2014. Bản tin thương mại thủy sản, số 333, tháng 9/2014, trang 5.

[7] Nguyễn Hà, 2014. Thông báo các quy định của Liên minh Hải quan đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam. Bản tin thương mại thủy sản, số 30, tháng 8/2014, trang 7.

[8] Nguyễn Huỳnh Phước Thiện, 2009. Phân tích môi trường nội bộ và môi

trường bên ngoài của doanh nghiệp. Luận văn cử nhân kinh tế. Đại học Cần Thơ

[9] Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2007. Quản trị học. Hà

Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

[10] Nguyễn Thanh Hải, 2014. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

TNHH thiết bị điện Nam Phương. Luận văn cử nhân kinh tế. Đại học Cần Thơ.

[11] Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2008. Chiến lược & Chính

sách kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

[12] Nguyễn Trạng Huy, 2010. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất

khẩu gạo của Công ty Cổ phân xuất nhập khẩu Vĩnh Long. Luận văn cử nhân kinh tế. Đại học Cần Thơ.

[13] Quốc hội khóa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật Thương mại số 36/2005/QH11. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

[14] Thefishsite, 2014. Thị trường nuôi trồng thủy sản thế giới sẽ đạt 202,96 tỷ USD năm 2020. Bản tin thương mại thủy sản, số 26, tháng 7, trang 9. <http://vasep.com.vn>. [Ngày truy cập: 20 tháng 09 năm 2014].

[15] Thúy Lan, 2014. Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020. <http://www.fistenet.gov.vn/c-thuy-san-viet-nam/d-chuong-trinh- phat-trien/111inh-huong->. [Ngày truy cập: 10 tháng 10 năm 2014].

[16] Tổng cục thống kê, 2014. Niêm giám thống kê 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

[17] Trân Sửu, 2005. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện

toàn cầu hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

[18] Trần Thị Trúc, 2010. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ

PHC LC

PH LC 1

BNG KHO SÁT Ý KIN CÁC B PHN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIM HU HN THC PHM VIT Á CHÂU

Xin chào Anh/Chị,

Tôi tên Phạm Nguyễn Thảo Nguyên, là sinh viên của Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thực phẩm

Việt Á Châu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu phân tích năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm việt á châu (Trang 59)