27 cưa, sợi gỗ, một số loại vỏ cây và nhiều loại vật liệu trên cơ sở xenlulozơ biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới hấp phụ chọn lọc dầu trong hệ đầu nước có khả năng ứng dụng trong quá trình tách chất và trong xử lý sự cố tràn dầu (Trang 32 - 33)

cưa, sợi gỗ, một số loại vỏ cây và nhiều loại vật liệu trên cơ sở xenlulozơ biến tính khác.

Các loại vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên kể trên cũng có các ưu điểm và nhược điểm chính sau:

Ưu điểm: giá thành rẻ, có nguồn gốc thiên nhiên và khả năng tái sinh vô tận, thân thiện với môi trường và có khả năng tự phân hủy sinh học. Phần lớn các loại vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên có cấu trúc sợi nên có thể dễ dàng gia công thành sợi và từ đó dễ dàng tạo thành các sản phẩm khác nhau như các loại phao, gối, chăn, khăn, tiện dụng cho công tác ứng cứu các sự cố tràn dầu.

Nhược điểm: khả năng nổi kém vì có tỷ trọng cao, tính ưu nước (hydrophilicity) cao, tính ưa dầu (hydrophobicity) thấp vì thế vật liệu có khả năng hấp phụ dầu thấp.

Vật liệu hấp phụ dầu vô cơ

Vật liệu hấp phụ dầu vô cơ gồm các loại khoáng sét (vermiculite, diatomite, perlite, cát thạch anh, thạch anh tinh thể, silica, natri bicarbonat), amberlite, khoáng sét hữu cơ, zeolite, sợi thủy tinh, than chì, than hoạt tính,…

Các ưu và nhược điểm chính của vật liệu hấp phụ dầu vô cơ kể trên như sau:

Ưu điểm: sẵn có, giá thành rẻ

Nhược điểm: có tỷ trọng cao, không tái sử dụng được, hút nước, tính ưa dầu kém vì thế vật liệu có khả năng hấp phụ dầu thấp; khó khăn trong vận chuyển và sử dụng vì phần lớn vật liệu hấp phụ dầu vô cơ đều ở dạng bột hoặc hạt.

Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo thành công các vật liệu hấp phụ dầu. Tiến sĩ S. kathíean, giảng viên không công nghệ của đại học AIMST Malaysia đã chế tạo thành công vật liệu hập phụ dầu từ bột vỏ sầu riêng với khả năng hấp phụ dầu tương đối tốt; gấp 30 -40 lần (Q= 30-40) so với khối lượng vật liệu ban đầu [37]. Vật liệu polyme như polypropylen, polyeste và polyuretan …, cũng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu tổng hợp chế tạo và ứng dụng trong sự cố tràn dầu. Khả năng hấp phụ dầu của các này cao hơn so với vật liệu từ thiên nhiên Q = 40-60 [31, 37]. Giá thành của loại vật liệu này rất đắt khoảng 100USD/kg. Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc (Xuchun Gui, Jinquan Wei, Kunli Wang) đã chế tạo thành công vật liệu xốp CNTs có khả năng hấp phụ dầu rất cao (Q=143) cao hơn nhiều lần so với các vật liệu xốp khác. Đồng thời vật liệu này có ưu điểm vượt trội là có khả năng tái sử dụng nhiều lần do dễ dàng thu hồi dầu bằng phương pháp ép cơ học hoặc đốt cháy [31].

28

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới hấp phụ chọn lọc dầu trong hệ đầu nước có khả năng ứng dụng trong quá trình tách chất và trong xử lý sự cố tràn dầu (Trang 32 - 33)