TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 1 Vật liệu CNTs và CNFs

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới hấp phụ chọn lọc dầu trong hệ đầu nước có khả năng ứng dụng trong quá trình tách chất và trong xử lý sự cố tràn dầu (Trang 35)

I.2.1 Vật liệu CNTs và CNFs

Ở nước ta, việc sản xuất CNTs cũng đã được triển khai [1]. Từ năm 2003, CNTs đã được tổng hợp để phát triển các ứng dụng trong các vật liệu composite, trong các thiết bị tản nhiệt, hấp thụ sóng điện từ, thiết bị phát xạ trường điện tử và đầu dò quét. Hai cơ sở đầu tiên ở Việt Nam đã triển khai sản xuất CNTs với quy mô phòng thí nghiệm đó là Viện Khoa học Vật liệu- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Khu Công nghệ cao Sài Gòn. Tại Viện Khoa học Vật liệu, CNTs đã được sản xuất bằng phương pháp CVD, trung bình mỗi ngày có thể sản xuất 100-300 gam bột CNTs, với độ tinh khiết 95%, với chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới, giá tương đương với giá của Trung Quốc, trong khi chất lượng sản phẩm lại tốt hơn. Tại các phòng thí nghiệm trong Khu Công nghệ cao Sài Gòn, các nhà sản xuất cũng đã đưa ra một phương pháp sản xuất CNTs với chi phí thấp hơn giá nhập ngoại, đi từ nguồn nguyên liệu là bã cà phê và bã mía. Năm 2009 sản lượng CNTs đạt gần 2 tấn.

Về vật liệu CNF, Văn Đình Sơn Thọ và cộng sự đã công bố công trình nghiên cứu tổng hợp CNF dạng bột dựa trên phản ứng phân hủy hydrocarbon trên xúc tác [2].

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi trong nhiều năm qua đã tiến hành một số nghiên cứu liên quan đến việc chế tạo CNTs từ các nguồn carbon khác nhau và bước đầu có những nghiên cứu về định hình vật liệu CNTs [3 - 7]. Tuy nhiên, đây mới chỉ là các nghiên cứu mang tính chất thăm dò, chưa có tính hệ thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới hấp phụ chọn lọc dầu trong hệ đầu nước có khả năng ứng dụng trong quá trình tách chất và trong xử lý sự cố tràn dầu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)