Kết quả đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 45 - 48)

Kết quả đào tạo được thể hiện trong Bảng 2.10.

Nhìn chung, công tác đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành GD&ĐT được UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT và các trường quan tâm thực hiện. Tất cả CC, VC, nhân viên được cử đi đào tạo đều được đài thọ toàn bộ chi phí. Đối với những người tự tham gia học tập nâng cao nghiệp vụ, sau khi tốt nghiệp, được hỗ trợ chi phí theo Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai.

+ Đối với CC, VC, nhân viên được cử đi học hoặc tự tham gia các lớp trung, dài hạn, kết quả đào tạo được đánh giá căn cứ kết quả học tập tại trường nơi theo học.

+ Đối với các lớp tự tổ chức đào tạo, công tác đánh giá kết quả thường được thực hiện vào buổi kết thúc khóa đào tạo. Nội dung đánh giá thường ngắn gọn, chung chung, chủ yếu là nêu đã hoàn thành chương trình đào tạo với kết quả cao. + Đối với việc cử cán bộ đi tập huấn ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, người học được cấp chứng chỉ xem như hoàn thành nhiệm vụ.

Bảng 2.10: Kết quả đào tạo từ năm học 2006-2007 đến năm học 2010-2011

Hình thức đào tạo Đơn vị Năm học 2006- 2007 Năm học 2007- 2008 Năm học 2008- 2009 Năm học 2009- 2010 Năm học 2010- 2011 1. Do UBND huyện, ngành GD&ĐT tổ chức

Học cao cấp, trung cấp chính trị Người 12 15 21 23 55 Học đại học, cao đẳng Người 72 60 52 40 32 Tự tổ chức đào tạo ngắn hạn về

nghiệp vụ

Lượt

người 2.418 2.472 2.605 2.759 2.848 Gửi đi đào tạo ngắn hạn về

chuyên môn nghiệp vụ

Lượt

người 105 114 135 142 151 Tham quan học tập kinh nghiệm Lượt

người 69 75 77 82 88

2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên tự tham gia học các lớp cao đẳng, đại học

32 35 41 44 51

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Xuân Lộc

2.2.4.3 Những tồn tại trong hoạt động đào tạo

- Đào tạo chưa có mục tiêu cụ thể rõ ràng, chưa được đặt trong hệ thống các hoạt động NNL bao gồm việc tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng và thiết kế công việc, nó được xem là một hoạt động cần phải giải quyết chứ chưa mang tính chiến lược.

- Việc chọn cử người để tham gia đào tạo tại một số trường còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Trưởng phòng GD&ĐT, HT. Nguyên nhân do chưa xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, phương thức tuyển chọn người tham gia đào tạo. Do vậy, một số người thực sự có nhu cầu, có kết quả làm việc tốt lại không được chọn cử và ngược lại.

- Khi tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, Phòng GD&ĐT, các trường học chưa tiến hành phân tích kỹ hiện trạng NNL để xác định người cần đào tạo cũng như nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. Do vậy, khi tổ chức tập huấn, khá nhiều người không quan tâm đến bài giảng do nội dung chương trình chưa thực sự có ích đối với họ. Mặt khác, phương thức đào tạo thường theo cách giảng viên đứng trên bục nói suốt buổi tạo nên cảm giác nhàm chán. Một số giảng viên nói nhiều, ít dành thời gian cho học viên đặt câu hỏi và giải đáp các thắc mắc của họ. Bên cạnh đó, người dự tập huấn phần lớn do bắt buộc, không xuất phát từ nhu cầu nên ít chú tâm học tập.

Ngoài ra, một bộ phận giáo viên năng lực còn yếu nhưng thiếu ý thức cầu thị, chưa chú trọng rèn luyện, học tập thêm về kiến thức, phương pháp dạy học... Khi được cử đi đào tạo thì học cho có, chủ yếu là đến điểm danh để không bị phê bình.

- Tại một số khóa đào tạo, các buổi học thường bắt đầu trễ, kết thúc sớm, thời gian nghỉ giữa buổi kéo dài. Điều này khiến không ít người dự tập huấn bức xúc vì tiêu tốn thời gian không hợp lý.

- Sau khi hoàn thành các khoá đào tạo, tập huấn, ngành GD&ĐT cũng như HT các trường học chưa tổ chức đánh giá xem người học tiếp thu được nội dung gì và việc họ áp dụng những kiến thức đã học vào trong giảng dạy, làm việc ra sao. Đồng thời, cũng chưa tổ chức lấy ý kiến học viên về mức độ thỏa mãn của họ đối với nội dung chương trình, phương pháp đào tạo để có những điều chỉnh phù hợp. Cá biệt đối với một số người được cử đi học dài hạn, Phòng GD&ĐT, HT các trường cũng không nắm được kết quả học tập của họ.

Đối với các lớp tập huấn có làm bài thu hoạch thì đề thi gần như cho trước để học viên có thời gian chuẩn bị làm bài. Kết quả bài thi được chấm một cách đại khái và hầu như ai cũng đạt, thậm chí đạt điểm số rất cao.

Để minh họa cho những đánh giá trên, tác giả đã hỏi ý kiến của 286 CC, VC, nhân viên, kết quả xem trong Bảng 2.11.

Số liệu trong Bảng 2.11 cho thấy, mức đánh giá trung bình đối với các câu hỏi đều thấp hơn 4 (mức đồng ý) chứng tỏ hoạt động đào tạo chưa đáp ứng mong đợi của người lao động. Một số CC, VC, nhân viên còn thiếu kỹ năng thực hiện công việc nhưng chưa được tham gia đào tạo hoặc được tham gia nhưng các lớp đào tạo chưa hữu ích đối với họ. Điều này cho thấy cần thiết phải quan tâm nhiều đến hoạt động đào tạo trong ngành GD&ĐT của huyện.

Bảng 2.11: Nhận xét về hoạt động đào tạo trong ngành GD&ĐT

Câu hỏi

Số người đánh giá theo các mức độ 1 2 3 4 5 Trung

bình Thầy cô có kỹ năng cần thiết để thực hiện

công việc 2 26 49 130 79 3,90

Thầy cô được tham gia các lớp đào tạo,

tập huấn theo yêu cầu của công việc 2 27 42 136 79 3,92 Nội dung đào tạo, tập huấn mà thầy cô

tham gia thực sự giúp ích cho thầy cô trong công việc

0 28 43 135 80 3,93

Trong đó: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý.

Nguồn: Trích từ phụ lục số 01

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 45 - 48)