ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN LỘC

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 60 - 61)

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN LỘC

2.3.1 Ưu điểm

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, hoạt động phát triển NNL ngành GD&ĐT huyện Xuân Lộc cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý, tổ chức dạy và học cho con em nhân dân trên địa bàn huyện. Một số điểm nổi bật đó là:

- Công tác hoạch định NNL gắn với quy hoạch, đào tạo được chú trọng nên chất lượng NNL ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trình độ đào tạo ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.

- Cơ cấu bộ máy quản lý NNL được tổ chức từ cấp huyện đến các trường học đặt dưới sự quản lý thống nhất của UBND huyện. Bộ máy này đã thực hiện tương đối đầy đủ, kịp thời các hoạt động phát triển NNL, nhất là các chế độ chính sách liên quan đến thu nhập cho số lượng lớn lao động của ngành. Các quy định, chế độ chính sách về công tác cán bộ, lương, thưởng, bảo hiểm, công tác phí... được triển khai, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời đến người lao động.

- Khi được tuyển dụng, người lao động gần như được làm việc đến tuổi về hưu, họ rất ít bị áp lực đối diện với nguy cơ sa thải, thất nghiệp.

- Việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện, mọi người hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau làm việc được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Do vậy, hàng năm, ngành GD&ĐT, các trường học đều hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao.

Qua lấy ý kiến của 286 CC, VC, nhân viên, kết quả như Bảng 2.18. Điều hợp lý là mức đánh giá trung bình về các câu hỏi liên quan đến hoàn thành mục tiêu, chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập của học sinh khá cao. Bởi vì những năm qua, Xuân Lộc là huyện đứng đầu trong tỉnh Đồng Nai về xây dựng trường chuẩn quốc gia. Đồng thời, kết quả khảo sát còn cho thấy, hoạt động phát triển NNL ngành GD&ĐT huyện Xuân Lộc có nhiều tích cực, cần phát huy.

Tuy nhiên, ngoài việc đa số CC, VC, nhân viên có động cơ đúng đắn, cam kết ở lại cùng trường thì vẫn còn 27 người (9,4%) chưa thật gắn bó với nghề, 58 người (20,28%) còn lưỡng lự trong việc trả lời câu hỏi “Thầy cô cam kết ở lại lâu dài cùng nhà trường”. Đây là điều cần xem xét một cách nghiêm túc để có biện pháp giải quyết hiệu quả.

Bảng 2.18: Nhận xét hiệu quả phát triển nguồn nhân lực

Câu hỏi

Số người đánh giá theo các mức độ 1 2 3 4 5 Trung

bình Nhà trường hoàn thành được các mục tiêu

đã đề ra 0 12 9 185 80 4,16

Chất lượng giảng dạy của nhà trường ngày

càng nâng lên 0 15 32 150 89 4,09

Phương pháp giảng dạy luôn được đổi mới 0 27 42 129 88 3,97 Kết quả học tập của học sinh ngày càng

được nâng cao 0 17 17 173 79 4,10

Thầy cô có điều kiện phát huy tối đa năng

lực cá nhân 1 29 37 146 73 3,91

Thầy cô cam kết ở lại lâu dài cùng nhà trường 0 27 58 96 105 3,98 Trong đó: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý.

Nguồn: Trích từ phụ lục số 01

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 60 - 61)