Hoạt động phân tích công việc

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 76 - 77)

Phân tích công việc để xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc là trọng tâm của nhiều hoạt động NNL khác. Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện phân tích công việc, cần phải tiến hành như sau:

- Phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn cho Trưởng phòng GD&ĐT, các HT về nội dung, ý nghĩa, trình tự phân tích công việc, cách lập bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc để hướng dẫn lại cho CC, VC, nhân viên thuộc quyền.

tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc và tiêu chuẩn đối với chức danh cho các bộ phận thuộc phòng và các trường biết.

- Từng CC, VC, nhân viên thuộc Phòng GD&ĐT, các trường học tự kê khai: + Các hoạt động thực tế do mình tiến hành tại nơi làm việc như các phương pháp làm việc, cách thức làm việc, các mối quan hệ trong công việc, cách thức phối hợp với người khác trong và ngoài đơn vị, cách thức thu thập, xử lý tài liệu, số liệu và người giám sát thực hiện.

+ Thông tin về điều kiện làm việc như lương bổng, điều kiện vệ sinh lao động, những rủi ro, sự đòi hỏi về sức khỏe.

+ Thông tin về máy móc thiết bị hiện có và cần có để thực hiện công việc này. + Ý kiến của họ về trình độ học vấn, kiến thức, kinh nghiệm, tuổi đời, ngoại hình, sức khỏe, các đặc điểm cá nhân cần có ở một người khi đảm nhận vị trí đó, cũng như tiêu chuẩn hành vi và tiêu chuẩn kết quả thực hiện công việc.

+ Lập bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.

- Từng tổ, khối, bộ phận thực hiện tổng hợp tất cả các kê khai nêu trên theo từng chức danh công việc (tổng hợp các ý kiến trùng nhau và không trùng nhau), sau đó đưa ra thảo luận tại tổ, khối, bộ phận của mình; đối chiếu với thông báo của Phòng GD&ĐT để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

- Trưởng phòng GD&ĐT, HT các trường tổ chức hội nghị xem xét, đánh giá cụ thể bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc đối với từng chức danh. Quá trình đánh giá phải xem xét, làm rõ những nội dung còn chung chung, chưa phù hợp thực tế; đồng thời điều chỉnh những nội dung trái với quy định của cấp có thẩm quyền. Sau khi được sự thống nhất của đa số CC, VC, nhân viên thì ban hành và tổ chức thực hiện. Quá trình thực hiện, phải thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa để hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)