Hiện nay, các quan hệ lao động trong ngành GD&ĐT trên địa bàn huyện chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mối quan hệ giữa con người và con người trong quá trình làm việc mà trọng tâm là mối quan hệ giữa thủ trưởng và cấp dưới được quy định cụ thể nội quy, quy chế làm việc của từng đơn vị.
Phần lớn thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc ngành GD&ĐT đang cố gắng xây dựng môi trường làm việc tốt mà tại đó, giáo viên, nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình, nhất là về chuyên môn. Những hoạt động về quan hệ với giáo viên, nhân viên luôn được quan tâm thực hiện để tạo ra bầu không khí tin cậy, tôn trọng và hợp tác với nhau, qua đó, làm cho họ thỏa mãn và tích cực làm việc. Tuy nhiên, các quan hệ lao động vẫn còn những tồn tại như sau:
- Hoạt động của công đoàn và thanh tra nhân dân còn mang tính hình thức. Một số cán bộ quản lý chưa thực sự có đức lẫn tài, thậm chí không thích nghe sáng kiến, đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng, thích tỏ ra uy quyền, quan trọng hóa chức vụ. Mặt khác họ nhút nhát, lẫn tránh trách nhiệm, thích làm vừa lòng cấp trên, từ đó làm cho cấp dưới thiếu tin tưởng, hợp tác.
- Tình trạng lãnh đạo chưa công bằng, chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện cho nhân viên làm việc, không thật lòng với cấp dưới, thậm chí có tiêu cực, vùi dập người làm trái ý mình... còn xảy ra làm cho một số giáo viên, nhân viên tỏ ra thụ động, làm việc vừa phải. Đồng thời, do lãnh đạo chưa tốt nên tình trạng đơn thư nặc danh, khiếu nại tập thể về bố trí công việc, sử dụng kinh phí, đạo đức lối sống... xảy ra khá nhiều. Hiện tượng cán bộ quản lý “an phận thủ thường” cũng đang tồn tại,
rơi vào những người thiếu năng lực, không mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, lười học tập.
- Mặt khác, những yếu kém về cơ sở vật chất, thư viện… cũng gây cản trở đến chất lượng, hiệu quả giảng dạy, làm việc của không ít giáo viên, nhân viên.
Bảng 2.17: Nhận xét môi trường làm việc và lãnh đạo
Câu hỏi
Số người đánh giá theo các mức độ 1 2 3 4 5 Trung
bình Cấp trên luôn hỏi ý kiến khi có vấn đề liên
quan đến công việc của thầy cô 1 27 37 157 64 3,90 Cấp trên luôn khuyến khích thầy cô tham
gia vào việc bàn bạc, ra các quyết định quan trọng
0 36 41 144 65 3,83
Cấp trên luôn quan tâm động viên và chia
sẽ những khó khăn của thầy cô 1 27 35 160 63 3,90 Thầy cô thích phong cách lãnh đạo và tin
tưởng vào khả năng lãnh đạo của cấp trên 1 27 38 157 63 3,89 Thầy cô được tự do phát biểu ý kiến 7 21 43 145 70 3,87 Mọi người có tinh thần trách nhiệm cao 0 19 40 152 75 3,99 Thầy cô được tin cậy và tôn trọng trong
công việc 5 15 35 158 73 3,98
Mọi người được đối xử công bằng, không
phân biệt 5 17 45 135 84 3,97
Trường có đủ cơ sở vật chất và được trang
bị đủ thiết bị giảng dạy, làm việc 3 29 47 137 70 3,85 Thầy cô được cung cấp những điều kiện
vật chất tốt nhất hiện có để thực hiện giảng dạy, làm việc
5 19 38 147 77 3,95
Trong đó: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý.
- Ngoài ra, HT chưa được trao quyền tự chủ đầy đủ trong quản lý, sử dụng giáo viên, nhân viên thuộc quyền. Những giáo viên không có khả năng đào tạo đạt chuẩn, những người nhiều năm không hoàn thành nhiệm vụ vẫn khó cho nghĩ việc do không đủ thẩm quyền. Đây cũng là nguyên nhân gây ra mâu thuẩn giữa những người này với HT, ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường.
Những ưu điểm và hạn chế nêu trên được thể hiện rõ hơn qua ý kiến của 286 CC, VC, nhân viên, xem trong bảng 2.17.
Điều hoàn toàn hợp là mức đánh giá trung bình đối với phần lớn các câu hỏi liên quan đến lãnh đạo và môi trường làm việc đều gần đạt 4 (mức đồng ý). Tuy nhiên, đối với môi trường sư phạm, mức đánh giá như trên cho thấy còn nhiều tồn tại trong quan hệ lao động tại các trường học, nhất là giữa HT với giáo viên, nhân viên. Đây là điều cần phải xem xét, chấn chỉnh, cải thiện.