Chính sách đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức, viên chức, nhân viên

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 77 - 79)

chức, nhân viên

Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành GD&ĐT của huyện do Nhà nước quản lý. Do vậy, việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Để đánh giá kết quả công việc có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tổ chức thu thập, xây dựng hệ thống thông tin (minh chứng) của từng nhân viên một cách hiệu quả, làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại. Minh chứng có thể thu thập thông qua kết quả tự đánh giá, hồ sơ giảng dạy (giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ ghi kế hoạch công tác, ghi chép công việc và bồi dưỡng, các tư liệu về giảng dạy, sổ theo dõi kết quả học tập của học sinh, sổ liên lạc với gia đình học sinh), kết quả đánh giá tiết dạy, sự đánh giá của hiệu trưởng, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh, kết quả lấy ý kiến của các cơ quan liên quan...

- Thủ trưởng cơ quan cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong đánh giá nhân viên. Khi đánh giá nhân viên, lãnh đạo phải có phương pháp khoa học, đảm bảo phản ánh đúng đắn năng lực và phẩm chất của nhân viên; phải dựa trên quan điểm lịch sử, toàn diện, phát triển. Việc đánh giá nhân viên không được hời hợt, chủ quan, cảm tính, định kiến mà phải thực sự dân chủ, công khai, làm cho nhân viên tin tưởng việc đánh giá là công bằng, chính xác.

- Đối với HT, giáo viên: Áp dụng phương pháp phân tích định lượng để đánh giá kết quả thực hiện công việc theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong đó cần phải lập phiếu khảo sát ý kiến của học sinh (đối với bậc THCS) và phiếu khảo sát ý kiến của phụ huynh học sinh (đối với bậc MN, TH) về tâm tư, nguyện vọng, việc nhận xét, đánh giá chất lượng, hiệu quả giờ dạy giáo viên; cơ sở vật chất, môi trường sư phạm nhà trường; thông báo kết quả khảo sát để CC, VC, nhân viên tham khảo khi đánh giá.

- Đối với nhân viên: Áp dụng phương pháp phân tích định lượng để đánh giá kết quả thực hiện công việc. Tuy nhiên, do chưa có bảng tiêu chí đánh giá cụ thể nên rất khó cho điểm. Vì vậy, Phòng GD&ĐT, các trường cần căn cứ bảng mô tả công việc để xây dựng tiêu chuẩn công việc và tiêu chí đánh giá kết quả làm cơ sở thực hiện. Ví dụ, đối với kế toán, có thể xây dựng các tiêu chuẩn hoàn thành công việc như sau:

+ Lập đầy đủ, chính xác, kịp thời dự toán thu chi hàng năm; tổ chức thực hiện đúng dự toán được duyệt; tổ chức thu, thanh toán kinh phí kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho các đối tượng liên quan; nộp báo cáo và quyết toán kinh phí đúng thời gian cho Phòng Tài chính – Kế hoạch: 9 - 10 điểm.

+ Có từ 01 đến 5 lần thực hiện các công việc nêu trên chưa chính xác, kịp thời (trừ thanh toán khi phí không đúng quy định): 7-8 điểm.

+ Có từ 6 đến 10 lần thực hiện các công việc nêu trên chưa chính xác, kịp thời (trừ thanh toán khi phí không đúng quy định): 5-6 điểm.

+ Có trên 10 lần thực hiện các công việc nêu trên chưa chính xác, kịp thời hoặc có ít nhất 01 lần thanh toán khi phí không đúng quy định: 0-4 điểm.

Cứ cứ kết quả đánh giá, thực hiện cho nghĩ việc hoặc chuyển công tác khác đối với những người bị xếp loại kém hoặc xếp loại trung bình 2 năm liên tục. Đồng thời phải đề xuất khen thưởng cho những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau khi đánh giá kết quả thực hiện công việc, phải thảo luận và thông báo kết quả đánh giá với CC, VC, nhân viên, đưa ra phương hướng, cách cải tiến thực hiện công việc, kích thích nhân viên tự nỗ lực phấn đấu.

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 77 - 79)