Về cách thức tổ chức đào tạo và xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 45)

- Việc đào tạo CC, VC, nhân viên được triển khai khi họ mới nhận việc, đào tạo trong quá trình thực hiện công việc và để chuẩn bị cho những nhiệm vụ mới có chức vụ cao hơn. Nội dung và hình thức đào tạo có thể liên quan đến vấn đề nghiệp vụ hoặc đào tạo về chính trị, kỹ năng thực hành, kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, giao tiếp...

+ Đào tạo trong quá trình thực hiện công việc được thực hiện dưới hai hình thức là vừa học vừa làm hoặc tạm ngưng công việc để đi học. Trong ngành giáo dục áp dụng phổ biến là hình thức vừa học, vừa làm (có thể nghỉ vài ngày để dự tập huấn) hoặc học vào ngày nghỉ. Có rất ít trường hợp tạm ngưng công việc để đi học. + Đối với CC, VC thuộc diện quy hoạch và cán bộ quản lý, ngoài đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, còn được cử đi học chính trị, kỹ năng quản lý, giao tiếp... - Nhu cầu đào tạo được xác định như sau:

+ Đối với CC, VC thuộc diện quy hoạch, cán bộ quản lý, việc đào tạo thực hiện theo phê duyệt của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng GD&ĐT, trong đó tập trung đào tạo về chính trị, chuyên môn (để đạt trên chuẩn), các kỹ năng cho HT... + Đối với giáo viên, nhân viên: hàng năm các trường căn cứ vào thực trạng giáo viên, nhân viên, nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn gửi Phòng GD&ĐT tổng hợp, tổ chức đào tạo hoặc đưa đi đào tạo. Ngoài ra, hình thức đào tạo đang được áp dụng phổ biến tại các trường là dự giờ, thăm lớp và thông qua hoạt động của các tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 45)