Phân tích công việc

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 36 - 37)

Phân tích công việc để xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc là nội dung quan trọng của hoạt động quản trị NNL. Hiện nay, trong ngành GD&ĐT của huyện chưa thực hiện công việc này. Nội dung, yêu cầu của công việc, quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc và những yêu cầu về phẩm chất, năng lực, đặc điểm cá nhân nhân viên cần có để hoàn thành công việc chủ yếu lấy từ các quy định pháp luật liên quan đến CC, VC, nhân viên.

Tuy nhiên, trong thực tế chưa có chức danh công việc nào có bảng mô tả công việc. Đối với bảng tiêu chuẩn công việc, ngoài HT, giáo viên được Bộ GD&ĐT quy định khá cụ thể, các chức danh công việc còn lại chưa có tiêu chuẩn rõ ràng.

Bên cạnh đó, do chưa có bảng mô tả công việc nên khi được giao nhiệm vụ, CC, VC, nhân viên chỉ biết mình đảm nhận công việc đó, nhưng không biết các trách nhiệm cụ thể là gì, các mối quan hệ trong công việc thế nào, tiêu chí đánh giá kết quả công việc ra sao. Do vậy, họ bỡ ngỡ, khó tiếp cận công việc và cần thời gian dài để tìm hiểu.

Các nội dung nêu trên được thể hiện rõ qua ý kiến của 286 CC, VC, nhân viên, xem trong Bảng 2.7.

Số liệu trong Bảng 2.7 cho thấy điều hoàn toàn đúng là tiêu chuẩn cho từng chức danh, vị trí công việc trong nhà trường đầy đủ, rõ ràng, hợp lý được đánh giá khá cao. Bởi vì trong ngành GD&ĐT, số lượng cán bộ quản lý và giáo viên chiếm

đa số và được Bộ GD&ĐT quy định về tiêu chuẩn. Với hai câu hỏi còn lại, mức đánh giá thấp hơn 4 (mức đồng ý) chứng tỏ trong ngành GD&ĐT của huyện chưa thực hiện phân tích công việc. Do vậy, trong thời gian tới cần tổ chức thực hiện hoạt động này.

Ngoài ra, bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc là cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá kết quả thực hiện công việc cũng như phân phối thu nhập. Tuy nhiên do chưa xây dựng được bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc cho nhân viên (trừ HT, giáo viên) nên đã ảnh hưởng đến các hoạt động nguồn nhân lực khác mà tác giả tiếp tục phân tích ở các phần sau.

Bảng 2.7: Nhận xét về phân tích công việc trong ngành giáo dục

Câu hỏi

Số người đánh giá theo các mức độ 1 2 3 4 5 Trung bình Các tiêu chuẩn cho từng chức danh, vị trí

công việc trong nhà trường đầy đủ, rõ ràng, hợp lý

6 31 139 110 4,23

Thầy cô hiểu rõ nhiệm vụ phải làm, tiêu chí

đánh giá kết quả công việc của mình 8 26 40 107 105 3,96 Thầy cô hiểu rõ thẩm quyền và các mối

quan hệ trong thực hiện công việc của mình 27 56 122 81 3,90 Trong đó: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý.

Nguồn: Trích từ phụ lục số 01

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tại huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai đến năm 2016 (Trang 36 - 37)