Các trường hợp khác

Một phần của tài liệu Tài liệu đồ họa máy tính (Trang 105 - 106)

BÀI TẬP CHƯƠNG

1.5.2.Các trường hợp khác

Trường hợp trên cĩ mắt nhìn nằm trên trục x và mặt phẳng quan sát là yz. Cũng như trong phép chiếu trực giao ta cũng cĩ thể hốn đổi vị trí của mắt và mặt phẳng quan sát để cĩ thể nhìn đối tượng ở các gĩc cạnh khác nhau. Ví dụ trong trường hợp mắt nằm trên trục z và mặt phẳng quan sát là xy thì các kết quả sẽ tương tự :

5.2. Biểu diển các đối tượng ba chiều

Các cảnh đồ họa cĩ thể chứa nhiều dạng đối tượng khác nhau: cây, hoa, mây, núi, nước, sắt thép, cỏ, …Chính vì vậy, khơng ngạc nhiên khi cĩ nhiều phương pháp khác nhau cĩ thể sử dụng để mơ tả các đối tượng sao cho phù hợp với thuộc tính của các loại đối tượng này. Các mặt đa giác và mặt bậc hai cung cấp cho chúng ta một mơ tả gần đúng của các đối tượng Euclid đơn giản như là các khối ellipse, khối đa diện; các mặt trịn xoay, và các đối tượng dùng để thiết kế các mơ hình máy bay, bánh răng và các cấu trúc cơng nghệ khác thường được biểu diễn thơng qua mặt cong (curves); các phương pháp tiếp cận thủ tục (procedural method) như Fractal cho phép chúng ta biểu biễn một cách chính xác các đối tượng như mây, thảm cỏ và các đối tượng tự nhiên khác.

Sơ đồ biểu diễn một đối tượng lập thể thường được chia ra làm hai loại, dù khơng phải tất cả các biểu diễn đều cĩ thể được phân chia một cách rõ ràng thuộc loại nào trong hai loại này. Phương pháp biểu diễn bề mặt ((B-reps)) mơ tả các đối tượng ba chiều bằng một tập hợp các bề mặt giới hạn phần bên trong của đối tượng với mơi trường bên ngồi. Ví dụ kinh điển của B-reps là việc biểu diễn các mặt đa giác và các mảnh trịn xoay. Phương pháp biểu diễn theo phân hoạch khơng gian (space- partitioning representation) thường được dùng để mơ tả các thuộc tính bên trong của đối tượng bằng cách phân hoạch phần bên trong của đối tượng thành một tập hợp nhiều đối tượng nhỏ hơn.

Trong đồ họa máy tính, các đối tượng lập thể cĩ thể được mơ tả bằng các bề mặt (surfaces) của chúng. Ví dụ : Một hình lập phương được xây dựng từ sáu mặt phẳng, một hình trụ được xây dựng từ sự kết hợp của một mặt cong và hai mặt phẳng, và hình cầu được xây dựng chỉ từ một mặt cong. Thơng thường để biểu diễn một đối tượng bất kì , người ta dùng các phương pháp xấp xỉ để đưa các mặt về dạng các mặt đa giác (polygon faces). Tuy nhiên trong trường hợp các đối tượng thực sự phức tạp, người ta thường dùng một hay nhiều mặt cong trơn (smoothly curved surfaces) ghép nối lại với nhau. Mỗi thành phần dùng để ghép nối được gọi là patch (mặt vá).

Một phần của tài liệu Tài liệu đồ họa máy tính (Trang 105 - 106)