Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước của nông dân, hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 101 - 103)

trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”

1- Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làmgiàu và giảm nghèo bền vững giàu và giảm nghèo bền vững

Tiếp tục phát động và nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, vận động nông dân đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tạo ra nguồn lực to lớn từ nội bộ nông dân để làm giàu và giảm nghèo bền vững. Trong chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào cần gắn với thực hiện các nội dung về chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và an sinh xã hội của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu để phong trào có bước phát triển mới về chất, làm xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi có qui mô lớn, ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, đạt trình độ sản xuất tiên tiến trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đáp ứng các yêu cầu số lượng, chất lượng, mẫu mã, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản nước ta trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

Các cấp Hội cần làm tốt vai trò là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp, nhà khoa học với các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để tuyên truyền nhân rộng. Vận động nông dân tham gia các hình thức tập trung ruộng đất để nâng qui mô sản xuất, phát triển nhanh các mô hình trang trại, gia trại, hợp tác xã, xây dựng cánh đồng mẫu lớn để tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Vận động nông dân đẩy mạnh phát triển kinh tế biển: khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo; tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Chủ động phối hợp với các ngành để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho những nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.

Tích cực tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể; chú trọng hỗ trợ về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và đào tạo nghề cho nông dân. Tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm trong nước và nước ngoài. Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, doanh nghiệp hỗ trợ hội viên, nông dân trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

Vận động các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi giúp các hộ nghèo về kỹ thuật, vốn, vật tư và kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ có hiệu quả đối với các hộ nghèo. Hằng năm, phối hợp tổ chức phân loại, làm rõ nguyên nhân các hộ nghèo, cận nghèo để có biện pháp cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, nông dân nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.

2- Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới

Tổ chức Hội các cấp tiếp tục phát động và tổ chức thực hiện Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, hưởng ứng Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Quán triệt kỹ các mục tiêu, nội dung của Chương trình và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới thực hiện theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước hỗ trợ, nhân dân làm và hưởng thụ kết quả xây dựng nông thôn mới. Vận động hội viên, nông dân hưởng ứng tích cực tham gia hiến kế xây dựng đề án, góp ý qui hoạch, xác định các công trình, hạng mục đầu tư, hiến đất, đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm, công sức, tiền của. Tham gia thực hiện và giám sát các công trình xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn như: đường giao thông nông thôn, cải tạo, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, các công trình phục vụ nhu cầu về văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế, các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương, tổ chức Hội đảm nhận thực hiện một số việc cụ thể trong các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới nhanh đi vào cuộc sống.

Vận động cán bộ, hội viên, nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; tham gia xây dựng thôn, ấp, bản, làng, xã văn hóa, thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện các nhiệm vụ phát triển văn hoá nông thôn; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng; tổ chức các Cuộc thi “Nhà nông đua tài”, liên hoan “Tiếng hát đồng quê”, các giải Bóng đá, Bóng chuyền nông dân… tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao nhận thức, trình độ và cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho hội viên, nông dân.

Chủ động phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, giáo dục, bảo hiểm cho nông dân, an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, bình đẳng giới, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em... góp phần nâng cao dân trí, giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Chú trọng việc tổng kết phát hiện những sáng kiến, kinh nghiệm hay, cách làm có hiệu quả, các gương điển hình của các tập thể, cá nhân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới để phổ biến, nhân rộng.

3- Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh

Các cấp Hội chủ động phối hợp với các lực lượng vũ trang tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, lợi dụng tôn giáo, dân tộc, nhân quyền để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Động viên gia đình hội viên, nông dân thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự và các chính sách "hậu phương quân đội". Tham gia các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn", phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, xây dựng nhà tình nghĩa... phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng các "điểm sáng vùng biên", tự quản đường biên, mốc giới, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vùng ven biển, biên giới. Vận động ngư dân bám biển tích cực sản xuất, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Tham gia thực hiện các phong trào:Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,phòng chống tội phạm. Phối hợp với ngành Công an chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình nông dân tự quản, giữ gìn an ninh, trật tự ở nông thôn. Vận động nông dân tố giác tội phạm, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, cờ bạc; giúp đỡ những người mắc các tệ nạn xã hội, những người lầm lỗi đã cải tạo trở về với cộng đồng. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình, các câu lạc bộ phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở nông thôn hoạt động có hiệu quả. Tích cực tham gia hòa giải các vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nông dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w