YÊU CẦU KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN HÓA.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 61 - 63)

1. Văn bản của Hội Nông dân được đánh máy hoặc in trên giấy trắng có kích thước 210 x 297 mm (tiêu chuẩn A4).

2. Vùng trình bày văn bản như sau: - Mặt trước:

+ Cách mép trên trang giấy: 2,5 cm + Cách mép dưới trang giấy: 2,5 cm + Cách mép trái trang giấy: 3,5 cm + Cách mép phải trang giấy: 1,5 cm - Mặt sau:

+ Cách mép trên trang giấy: 2,5 cm + Cách mép dưới trang giấy: 2,5 cm + Cách mép trái trang giấy: 1,5 cm + Cách mép phải trang giấy: 3,5 cm

3. Văn bản có nhiều trang thì từ trang thứ hai phải đánh số trang bằng chữ số Ả Rập cách mép trên trang giấy 10 mm và cách đều hai mép phải, trái của phần có chữ của trang văn bản.

4. Những văn bản có 2 phụ lục trở lên thì phải ghi số thứ tự của phụ lục bằng chữ số La Mã.

5. Phông chữ, cỡ, kiểu chữ thống nhất dùng bộ la mã các chữ ký tự chữ Việt theo tiêu chuẩn Unicode (có bảng hướng dẫn riêng).

Những văn bản, văn kiện của Hội Nông dân in thành sách, đăng báo, in trên tạp chí không trình bày theo yêu cầu kỹ thuật này./.

VĂN KIỆN

Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An, nhiệm kỳ 3013 – 2018

(Nội dung báo cáo chính trị trình Đại hội)

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, ĐOÀN KẾT, SÁNG TẠO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG XÂY DỰNG HỘI NÔNG DÂN VỮNG MẠNH, GÓP PHẦN THỰC HIỆN ĐỘNG XÂY DỰNG HỘI NÔNG DÂN VỮNG MẠNH, GÓP PHẦN THỰC HIỆN

THẮNG LỢI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Đại hội Đại biểu HND tỉnh khoá VIII, nhiệm kỳ 2013 - 2018 diễn ra trong thời điểm đất nước tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà đang ra sức thi đua thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2008 - 2013; bàn và quyết định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp công tác Hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ 2013-2018. Đại hội VIII là đại hội của tinh thần “Đoàn kết - Đổi mới – Chủ động hội nhập - phát triển bền vững”.

Phần thứ nhất

Tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn và kết quả thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu HND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2008-2013.

A. Tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Nhiệm kỳ qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản do tiến trình đổi mới của đất nước, tỉnh ta gặp không ít khó khăn kinh do bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới; Thiên tai, dịch bệnh,v.v…; nhưng dưới dự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, nền kinh tế tỉnh ta tiếp tục phát triển tương đối toàn diện.

Nông nghiệp có bước phát triển ổn định, sản lượng lương thực tăng từ 1,1 triệu tấn năm 2008 lên hơn 1,16 triệu tấn năm 2012, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Các vùng nguyên liệu được quy hoạch phát triển; chăn nuôi tập trung, kinh tế trang trại, kinh tế hộ phát triển tạo ra nhiều hàng hoá nông sản gắn với công nghiệp chế biến. Cùng với sự ra đời của làng nghề, làng có nghề và dịch vụ thương mại ở nông thôn đã góp phần thúc đẩy cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Tỷ trọng trồng trọt giảm từ 66,7% năm 2008 xuống 58% năm 2012. Tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 33,1% năm 2008 lên 37% năm 2012. Tỷ trọng giá trị từ sản lượng đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản tăng nhanh.

Nông dân của tỉnh chiếm trên 75% dân số và trên 60% lực lượng lao động. Phát huy tinh thần yêu nước, đức tính lao động cần cù, sáng tạo, giai cấp nông dân đoàn kết, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức đã làm thay đổi đáng kể kinh tế nông nghiệp, bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân tỉnh nhà. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 20,18 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2008. Điều kiện ăn ở, đi

lại, học hành, chăm sóc sức khỏe được quan tâm; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh hiện nay còn 15,61%.

Nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể, đã có 100% số xã có điện lưới và đường giao thông đến tận trung tâm; 90% tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; 137,4 thuê bao điện thoại/100 người dân; internet đạt 21,7 thuê bao/100 người dân; có 90% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công cuộc xây dựng nông thôn mới tiếp tục phát triển, từng bước hình thành nông thôn văn minh, hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận nông dân vẫn còn bảo thủ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm; năng suất, chất lượng nông sản chưa cao. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân còn thấp, nhất là ở những vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày còn lớn, giá cả vật tư nông nghiệp leo thang; Lao động thiếu việc làm còn nhiều. Hiện tượng nông dân bỏ ruộng, không muốn sản xuất vụ Đông đang diễn ra ở nhiều nơi. Môi trường bị ô nhiễm; Tệ nạn xã hội còn phức tạp. Đây là lực cản lớn trên con đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà trong những năm qua.

B. Kết quả thực hiện NQ Đại hội Đại biểu HND tỉnh Nghệ An khóa VII, nhiệmkỳ 2008-2013. kỳ 2008-2013.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w