Đánh giá chung, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm 1 Đánh giá chung.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 68 - 70)

1. Đánh giá chung.

* Ưu điểm.

Năm năm qua, công tác Hội và phong trào nông dân Nghệ An tiếp tục dành được nhiều kết quả trên các lĩnh vực, đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lao động ở nông thôn, tạo ra nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông sản, phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu; đảm bảo an ninh lương thực; tạo ra nhiều việc làm mới cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống tinh thần vật chất của nông dân, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Tổ chức Hội tiếp tục được củng cố vững chắc cả về tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ, chất lượng hội viên, các phong trào thi đua lớn của Hội phát huy, các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân trong các cấp Hội đã thực sự đem lại hiệu quả cho nông dân phát triển kinh tế. Tổ chức Hội đã khẳng định được niềm tin đối với nông dân và vai trò trung tâm nòng cốt trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Đây là tiền đề vững chắc để tổ chức Hội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tiếp theo.

* Tồn tại, hạn chế.

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng diễn ra ở chiều rộng, chưa có chiều sâu. Một số cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đến được kịp thời với nông dân. Năng lực tham mưu, tham gia xây dựng và phản biện các cơ chế chính sách còn hạn chế, chưa làm tốt chức năng đại diện cho quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân. Một bộ phận hội viên còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước, thiếu ý chí vươn lên.

Phong trào nông dân phát triển không đều; Tỷ lệ hộ giàu còn ít; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm, sản xuất hàng hoá và ngành nghề nông thôn phát triển chậm; các tệ nạn xã hội còn phức tạp, phong tục tập quán sản xuất lạc hậu vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng, nhất là các vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Cán bộ biên chế vào hệ thống tổ chức Hội còn ít, điều kiện cơ sở vất chất, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ nhất là cơ sở và chi, tổ hội chưa đồng bộ. Chất lượng hội viên còn thấp, chất lượng sinh hoạt hội vẫn còn đơn điệu, chưa bảo đảm theo Điều lệ Hội quy định.

Vai trò tiên phong gương mẫu của một số cán bộ còn hạn chế, chưa nhiệt tình gắn bó với công tác Hội. Chế độ thông tin và chất lượng báo cáo chưa cao, công tác thi đua khen thưởng một số tổ chức Hội còn triển khai hình thức, chưa động viên kịp thời các gương điển hình trong hoạt động Hội.

Một số cấp Hội, nhất là cơ sở chưa tích cực chủ động tham mưu cho cấp uỷ, tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền và sự phối hợp với các ngành, đoàn thể để tổ chức triển khai công tác Hội và phong trào nông dân.

2. Nguyên nhân.

a. Về nguyên nhân ưu điểm.

Nhờ có các chủ trương đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư TW Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác Hội và phong trào nông dân.

Có sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của các cấp uỷ, sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền các cấp, sự phối hợp có hiệu quả giữa các đoàn thể và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cùng với sự nhiệt tình năng động của cán bộ, hội viên từ tỉnh đến cơ sở.

Trung ương Hội đã ký kết và triển khai nhiều chương trình phối hợp với các Bộ, nghành, tạo điều kiện pháp lý cho tỉnh Hội triển khai nhiều chương trình phối hợp có hiệu quả.

Hoạt động của các cấp Hội đã đổi mới, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên.

b. Nguyên nhân tồn tại.

Một số cấp uỷ, chính quyền chưa thật sự quan tâm, nhận thức chưa đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội.

Đội ngũ cán bộ Hội ở một số nơi trình độ, năng lực hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội hiện nay. Các nhân tố điển hình vẫn chậm được tổng kết và nhân rộng.

Do biến động nền kinh tế, thời tiết, dịch bệnh diễn biến thất thường, cơ chế chính sách về lĩnh vực nông nghiệp chưa đồng bộ cùng với các mặt trái của cơ chế thị trường.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ cho hoạt động công tác Hội nhất là cấp huyện và cơ sở còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu.

3. Bài học kinh nghiệm.

Một là, luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh và các chỉ tiêu của Trung ương giao, gắn với các nhiệm vụ công tác Hội và 3 phong trào nông dân để xây dựng kế hoạch và các giải pháp thực hiện.

Hai là, phải tranh thủ được sự chỉ đạo giúp đỡ của Trung ương Hội, của các cấp uỷ đảng và sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban ngành, của doanh nghiệp để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nông dân phát triển sản xuất.

Ba là, phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền vận động, giáo dục chính trị, t- ư tưởng với đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân, trên cơ sở nâng cao chất lượng hội viên, chất lượng đội ngũ cán bộ và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các trung tâm đào tạo dạy nghề, để chăm lo một cách thiết thực, có hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng của hội viên.

Bốn là, thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội các cấp, chăm lo xây dựng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Năm là, thường xuyên nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước từ đó phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết tuyên truyền phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác Hội và phong trào nông dân.

Phần thứ hai.

Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2013 – 2018

Bước vào nhiệm kỳ 2013-2018, cán bộ, hội viên tỉnh nhà đứng trước thời cơ vận hội mới; Đảng, Nhà nước tiếp tục có nhiều cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tình hình kinh tế xã hội từng bước được ổn định, đời sống vật chất tinh thần của nông dân được nâng lên. Đối với tổ chức Hội, Ban Bí thư đã có Kết luận 61 về đề án “nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp Nông dân Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ; đó là những tiền đề quan trọng để đưa công tác Hội và phong trào nông dân Nghệ An tiến lên một tầm cao mới, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc quê hương, đất nước.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w