III. Nhiệm vụ và giải pháp.
2. Xây dựng Hội vững mạnh toàn diện.
2.1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền,giáo dục chính trị, tư tưởng để các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà giáo dục chính trị, tư tưởng để các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các Nghị quyết của Hội đến với cán bộ, hội viên. Đổi mới hình thức công tác tuyên truyền, vận động theo phương châm đa dạng, hấp dẫn. Chú trọng phương thức kết hợp giữa tuyên truyền vận động, với đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân. Tiếp tục đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" làm cho đội ngũ cán bộ, hội viên thấm nhuần tư tưởng nói đi đôi với làm, khơi dậy truyền thống cần cù, sáng tạo, ý thức tự lực, tự cường vượt qua đói nghèo vươn lên làm giàu, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trông chờ, ỷ lại. Lựa chọn đội ngũ báo cáo viên, đầu tư hỗ trợ cho công tác tư tưởng nhằm giúp cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các cấp lãnh đạo chỉ đạo có hiệu quả công tác Hội.
2.2. Công tác xây dựng tổ chức Hội: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 01 về “Nâng cao
chất lượng hội viên”, thường xuyên đổi mới các hoạt động của Hội, chăm lo đến quyền và
lợi ích sát thực của hội viên cả về vật chất và tinh thần, trên cơ sở đó để thu hút tập hợp hội viên.
Với phương châm hướng về cơ sở, tiếp tục củng cố các cơ sở Hội, chi, tổ hội trung bình, yếu trên cơ sở thực hiện tốt Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành tỉnh Hội khoá VII về
“Nâng chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội” xây dựng các nội dung sinh hoạt sát với các công
việc trọng tâm của Hội, thường xuyên bám sát cơ sở để nắm bắt các tâm tư nguyện vọng của hội viên.
Phân công chức trách hợp lý đối với từng cán bộ trong điều kiện biên chế ít, nội dung công việc nhiều, đảm bảo cho bộ máy vận hành thông suốt, đồng bộ có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2018 đội ngũ cán bộ Hội các cấp đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nghị quyết 04 của Ban Thường vụ tỉnh Hội khoá VI về công tác cán bộ. Phối hợp chặt chẽ với Thường trực cấp uỷ các cấp để làm tốt công tác quy hoạch, đánh giá xếp loại cán bộ chủ chốt các cấp Hội hàng năm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội.
Tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân để xây dựng nguồn lực đủ mạnh, phục vụ cho hoạt động của Hội ngày càng chủ động, đa dạng, phong phú.
2.3. Công tác kiểm tra của Hội: Củng cố kiện toàn Ban Kiểm tra các cấp sau Đại hộinhiệm kỳ, chỉ đạo thực hiện các quyết định kiểm tra của Hội đề ra. Tham gia một cách tích nhiệm kỳ, chỉ đạo thực hiện các quyết định kiểm tra của Hội đề ra. Tham gia một cách tích cực vào các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước. Kịp thời phát hiện uốn nắn, chấn chỉnh, các thiếu sót và tìm các biện pháp giải quyết nhằm thúc đẩy hơn nữa mọi hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho hội viên, nông dân. Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ, Pháp lệnh 34 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện quy chế dân chủ xã, phường, thị trấn, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở nông thôn.
2.4. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng: Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 39 của BộChính trị và Nghị định số 42 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều luật thi đua Chính trị và Nghị định số 42 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều luật thi đua khen thưởng và đổi mới công tác thi đua khen thưởng. Nêu cao vị trí vai trò quan trọng của công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức thực hiện tốt Luật Thi đua khen thưởng, tiếp tục đổi mới nội dung hình thức của các phong trào thi đua khen thưởng. Củng cố lực lượng cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng các cấp Hội tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng.