Tổ chức các phong trào nông dân thi đua yêu nước

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 84 - 87)

1- Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xóađói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng

Phong trào luôn được các cấp Hội tập trung chỉ đạo phát động và tổ chức thực hiện. Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phè xác định phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi là phong trào thi đua của tỉnh, thµnh phè trong xây dựng nông thôn mới.

Phong trào tiếp tục phát triển cả bề rộng và chiều sâu có sức lan tỏa trong nhiều lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn và đã đạt được những kết quả to lớn, tạo động lực khích lệ, động viên hội viên, nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu và giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo; tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, vốn liếng để đầu tư phát triển sản xuất, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản. Với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào, các cấp Hội đã có nhiều biện pháp chỉ đạo: tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, “dồn điền, đổi thửa” tạo vùng sản xuất tập trung; tư vấn, giới thiệu những giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao; tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, tổ chức dạy nghề, tham quan, hội thảo, hội nghị đầu bờ; xây dựng các mô hình trình diễn; tín chấp cho nông dân vay vốn, mua vật tư nông nghiệp, máy nông cụ theo phương thức chậm trả với lãi suất ưu đãi; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể; ký nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp với các bộ, ngành về đẩy mạnh triển khai các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở nông thôn. Các hoạt động trên đã được triển khai ở các cấp Hội. Vì vậy, đã thu hút được đông đảo các hộ nông dân tham gia phong trào. Bình quân hàng năm có 8,2 triệu hộ đăng ký phấn đấu, trong đó có 4,2 triệu hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; nhiều mô hình có quy mô sản xuất lớn, thu hút hàng trăm lao động, thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm. So với giai đoạn 2003 - 2008, số hộ có mức thu nhập trên 200 triệu đồng/ năm tăng gấp 3 lần, số hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/ năm tăng 5 lần.

Phong trào đã khuyến khích, động viên nông dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bằng nhiều hình thức: giúp về vốn, giống, ngày công lao động, về cách làm ăn… Các cấp Hội đã vận động các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tạo việc làm tại chỗ cho hơn 10,5 triệu lượt lao động, trong đó có trên 3,3 triệu lượt lao động có việc làm thường xuyên, hơn 7 triệu lượt lao động có việc làm theo mùa vụ; giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 7 triệu lượt hộ nông dân; giúp hơn 150 nghìn hộ nông dân thoát được nghèo, trên 1 triệu hộ nghèo cải thiện điều kiện nhà ở.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển, xây dựng Hội vững mạnh.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và hưởng ứng Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động; Ban Chấp hành Trung ương Hội đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/HNDTW, ngày 29/7/2011 về tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020. Các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực như: hiến đất và đóng góp hàng nghìn tỷ đồng, hàng chục triệu ngày công lao động để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng đường điện hạ thế, phòng học, nhà văn hóa xã, thôn, bản, đắp bờ bao chống lũ… Nhiều nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới đã được triển khai có kết quả bước đầu: 95,7% số xã của cả nước đã triển khai quy hoạch nông thôn mới, trong đó 84% số xã đã được phê duyệt về quy hoạch, 65% số xã đã được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới. Có 950 xã của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Một số tỉnh đang trở thành “điểm sáng” về xây dựng nông thôn mới với cách làm chủ động, sáng tạo.

Các cấp Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nông thôn. Tích cực huy động các nguồn lực xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường nông thôn để tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng; hướng dẫn hội viên, nông dân phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp ở nông thôn. Trung ương Hội đã ký chương trình phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về đẩy mạnh công tác giáo dục, vận động nông dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vận động hội viên, nông dân thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng làng, xã văn hóa; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội; phòng chống các tệ nạn xã hội; thực hiện chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài ở nông thôn; đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp để vận động hội viên, nông dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tổ chức các cuộc thi: “Tiếng hát đồng quê”, “Giải Bóng chuyền bông lúa vàng”, “Bóng đá nông dân”, “Giải vật Tạp chí Nông thôn mới”... đã tạo thêm nhiều sân chơi mới bổ ích thiết thực, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, mở rộng giao lưu học hỏi, hiểu biết giữa các dân tộc, các vùng miền trong cả nước.

Bình quân mỗi năm có 9 triệu hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu gia đình văn hoá, trong đó có 8,5 triệu hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá.

Các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; luôn cảnh giác với diễn biến hòa bình và chia rẽ dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng đại đoàn kết. Hội đã chủ động phối hợp với lực lượng Quân đội, Công an triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác quốc phòng, an ninh nhất là Nghị quyết 09/1998/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, đấu tranh ngăn chặn các hành động phá hoại của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh nông thôn. Tích cực tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống tội phạm, Luật Nghĩa vụ quân sự cho trên một triệu lượt hội viên, nông dân; phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng phim phóng sự truyền hình về các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội; xây dựng các tổ tự quản, tổ an ninh nhân dân, tổ hòa giải ở thôn xóm; phát động phong trào nông dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc; tổ chức cho hội viên, nông dân ký cam kết gia đình không có người vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội và tích cực cung cấp các thông tin liên quan đến an ninh, tội phạm cho các cơ quan chức năng. Đồng thời, các cấp Hội đã tích cực vận động con, em nông dân thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ và các chính sách hậu phương quân đội, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Tại các địa bàn nơi biên giới, hải đảo các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên biển, đảo và đường biên, mốc giới, chống xâm canh, xâm cư; phối hợp với lực lượng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển tổ chức tuần tra bảo vệ an ninh biên giới, hải đảo, xây dựng các “điểm sáng vùng biên”; thường xuyên giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng trước âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

Kết quả phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w