Chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 96 - 101)

xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”; Kết luận số 61- KL/TW của Ban Bí thư; Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Các cấp Hội chủ động tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 3/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân

Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, Quyết định số 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về Đề án 61.

Tích cực, khẩn trương triển khai nhiệm vụ được Chính phủ giao cho Hội chủ trì, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ: đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Nắm vững nhu cầu của nông dân và khả năng của Hội, xây dựng các đề án, dự án, chủ động phối hợp với các bộ, ngành tham gia thực hiện một số chương trình, đề án trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW, Hội nghị Trung ương bảy (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Tổ chức nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về sự biến đổi, xu hướng phát triển và vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới. Nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí và chiến lược hành động xây dựng người nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, để có cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

II- Công tác xây dựng Hội

1- Công tác tuyên truyền, giáo dục

Tuyên truyền, phổ biến kịp thời chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng của nông dân, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc, tinh thần đoàn kết và khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức là nhiệm vụ chính trị của các cấp Hội. Trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về mục tiêu, nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới; về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; các chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân và các nghị quyết của Hội đến đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân. Cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, giá cả nông sản, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, qui trình sản xuất… để nông dân lựa chọn và ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh. Chú trọng việc tuyên truyền cho nông dân vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới; nông dân, ngư dân vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Thường xuyên, sâu sát trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng,

những khó khăn, bức xúc của nông dân để phản ánh, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền có biện pháp giải quyết kịp thời.

Tăng cường công tác giáo dục, khơi dậy tinh thần yêu nước và cách mạng, tình làng, nghĩa xóm, nếp sống văn minh, ý chí tự lực, tự cường vươn lên của nông dân thông qua việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến những mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, các gương điển hình tiên tiến của các tập thể, cá nhân; tổ chức các hội thi, cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử của Đảng, của Hội, tìm hiểu về pháp luật… đồng thời với đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục. Đa dạng hoá các hình thức thông tin, tuyên truyền, bám vào thực tiễn, tăng cường đối thoại giữa nông dân với chính quyền, các ngành, các nhà khoa học và doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông đại chúng, nhân rộng các loại hình Câu lạc bộ nông dân có hiệu quả ở cơ sở. Nâng cao chất lượng các phương tiện thông tin đại chúng của Hội như: Báo Nông thôn ngày nay, Tạp chí Nông thôn mới, các trang Báo điện tử, Bản tin của các cấp Hội... nhằm chủ động cung cấp kịp thời thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết của Hội; định hướng cho các hoạt động của các cấp Hội.

2- Xây dựng, củng cố tổ chức Hội các cấp

Xây dựng, củng cố tổ chức Hội các cấp mạnh về chính trị, thống nhất về tư tưởng và tổ chức. Nâng cao năng lực tập hợp, vận động, phát huy dân chủ, sức sáng tạo của hội viên, nông dân; hướng dẫn, tổ chức nông dân thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh việc tập hợp, thu hút và kết nạp hội viên mới, chú trọng phát triển hội viên là ngư dân, vùng bãi ngang ven biển, các chủ trang trại, các doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, các nhà khoa học, cán bộ công chức nghỉ hưu… tập trung nâng cao chất lượng hội viên về nhận thức và bản lĩnh chính trị, năng lực, trình độ sản xuất, quản lý, kinh doanh, tính gương mẫu trong chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qui định của địa phương. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt Hội, nội dung sinh hoạt phải đa dạng, phong phú, thiết thực đến quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên, nông dân và các vấn đề hội viên, nông dân đang cần hỗ trợ, giúp đỡ, tạo động lực để hội viên, nông dân gắn bó với tổ chức Hội.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội, quan tâm đội ngũ cán bộ ở cơ sở, cán bộ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của công tác Hội và phong trào nông dân. Thực hiện Quyết định số 1045/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam, hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, tăng cường đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất. Chú trọng việc nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, phương pháp dạy và học theo hướng thiết thực, hiệu quả; các kỹ năng hoạt động thực tiễn của Hội về tổ chức, quản lý, điều hành, vận động, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Xây dựng và phát triển Quỹ Hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho các hoạt động ở cơ sở, chi, tổ Hội trên cơ sở các nguồn thu từ hội phí của hội viên và mở rộng phát triển các nguồn thu từ tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn của Hội.

3- Công tác kiểm tra, giám sát

Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; Điều lệ và nghị quyết của Hội. Kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý vi phạm theo quy định nhằm phục vụ có hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành các cấp Hội, đánh giá đúng kết quả hoạt động Hội và phong trào nông dân. Động viên, khuyến khích, biểu dương tập thể, cá nhân chấp hành tốt và phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến; bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, biện pháp công tác Hội, góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội.

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và triển khai thực hiện thống nhất trong hệ thống Hội các quy định, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Hội. Củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả công tác tham mưu của Ban Kiểm tra các cấp Hội; chú trọng công tác kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, các chương trình, dự án do Hội thực hiện. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm trong công tác Hội làm công tác kiểm tra.

4- Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành cáccấp Hội cấp Hội

Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành các cấp, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của Hội. Tập trung vào tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin thị trường đến hội viên, nông dân. Nâng cao chất lượng tham mưu, đề xuất, tham gia xây dựng chính sách, giám sát và phản biện xã hội. Tham gia thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở nông thôn và tổ chức các phong trào thi đua lớn của nông dân

theo hướng thiết thực, hiệu quả phù hợp với tình hình và khả năng của tổ chức Hội và hội viên, nông dân.

Tăng cường việc chỉ đạo, xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng nơi để tổng kết, phổ biến nhân rộng. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân ở các cấp Hội. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, tư vấn và dạy nghề cho nông dân và hoạt động của các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, đáp ứng nhu cầu của hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, nâng cao vai trò chủ động của Ban Chấp hành các cấp Hội, tham mưu, đề xuất với cấp uỷ Đảng về công tác qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ Hội.

5- Công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn

Nâng cao năng lực ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ; nghiên cứu và tổng kết thực tiễn của Hội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hội viên, nông dân về ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Phối hợp với các viện nghiên cứu khoa học để nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân. Tổng kết các mô hình trong các lĩnh vực hoạt động của Hội tham gia phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh có hiệu quả để nhân rộng.

Chủ động phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở khoa học để tập trung đào tạo nguồn nhân lực với đa dạng hình thức phù hợp cho từng đối tượng, từng địa phương. Đồng thời, chú trọng việc tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến cho hội viên, nông dân.

Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức và tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia “Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông”; tôn vinh, khích lệ, động viên nông dân có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Phát triển, nhân rộng các Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật nhà nông ở cơ sở, giúp hội viên, nông dân tiếp cận kiến thức, kinh nghiệm và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

6- Công tác thi đua - khen thưởng

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức các phong trào thi đua, trọng tâm là 3 phong trào thi đua lớn của Hội, gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Đổi mới mạnh mẽ về công tác khen thưởng, đảm bảo nguyên tắc, công khai, dân chủ, công bằng, đúng người, đúng thành tích, khen kịp thời có tác dụng cổ vũ, động viên phong trào thi đua của cán bộ, hội viên, nông dân ngày càng thiết thực, hiệu quả. Chú trọng khen thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân trực tiếp sản xuất ở cơ sở.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w