Đánh giá chung

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 90 - 95)

Nhiệm kỳ qua các cấp Hội đã tích cực, chủ động, sáng tạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu do Đại hội V (nhiệm kỳ 2008- 2013) đề ra.

Nội dung và phương thức hoạt động của Hội, công tác chỉ đạo và điều hành của Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan trọng, đã gắn việc tập hợp, đoàn kết, tuyên truyền, vận động với đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn và hỗ trợ nông dân. Đặc biệt, đã hoàn thành tốt việc xây dựng Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm củaHội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” được Ban Bí thư Trung ương Đảng thông qua và ban hành Kết luận số 61- KL/TW, ngày 3/12/2009 và Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế thực hiện tại Quyết định 673/ QĐ- TTg, ngày 10/5/2011. Để nâng cao trình độ, năng lực và hoàn thiện bộ máy cấp cơ sở Hội, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1045/QĐ- TTg, ngày 7/7/2010 phê duyệt Đề án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010- 2015; được các bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực phối hợp tham gia thực hiện có kết quả bước đầu Kết luận của Ban Bí thư và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đã tạo được cơ chế, chính sách để các cấp Hội trực tiếp tham gia các hoạt động hỗ trợ, tạo nguồn lực giúp đỡ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới.

Hội Nông dân các cấp ngày càng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở Hội và chất lượng hội viên được nâng lên; công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng; công tác cán bộ có nhiều chuyển biến tiến bộ, trình độ năng lực

cán bộ được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Vai trò đại diện của Hội trong việc chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân được phát huy.

Các phong trào thi đua do Hội phát động tiếp tục phát triển sâu, rộng và được nâng cao về chất, có sức lan tỏa góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.

Đạt được những kết quả trên là có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Hội và Hội Nông dân các cấp cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ, hội viên nông dân.

Hạn chế, yếu kém.

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên, nông dân một số nơi còn hạn chế; hình thức, phương pháp tuyên truyền chậm được đổi mới, hiệu quả thấp. Có nơi nông dân bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo tham gia khiếu kiện đông người, gây mất an ninh trật tự ở địa phương.

Công tác xây dựng tổ chức Hội còn một số bất cập: tổ chức bộ máy cán bộ cấp tỉnh, huyện chưa có văn bản hướng dẫn để thống nhất trong cả nước; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ một số tổ chức Hội chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Một số địa phương sinh hoạt chi, tổ Hội chưa đều, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn; tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt còn thấp.

Phương thức hoạt động của Hội một số nơi chậm đổi mới, còn mang tính hành chính, hình thức, kém hiệu quả. Công tác sơ, tổng kết, khen thưởng có lúc chưa kịp thời.

Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo thực hiện Kết luận số 61- KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở một số tỉnh, thành Hội còn chậm; việc tổ chức thực hiện còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.

Một số nơi chưa chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Việc nắm bắt tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhất là diễn biến tư tưởng, băn khoăn, bức xúc của nông dân còn chậm. Công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất và đời sống của hội viên, nông dân chưa kịp thời.

Phong trào nông dân phát triển chưa đều giữa các địa phương; chất lượng và hiệu quả 3 phong trào lớn của Hội một số nơi còn thấp. Việc hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn còn lúng túng; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm có giá trị và sức cạnh tranh cao còn chậm.

Tổ chức hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân, hợp tác quốc tế, triển khai một số chương trình, dự án hiệu quả chưa cao. Năng lực cán bộ tham gia xây dựng và phản biện chính sách còn nhiều hạn chế, chưa làm tốt chức năng đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân.

Nguyên nhân hạn chế, yếu kém. Nguyên nhân chủ quan.

Năng lực tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện của cán bộ Hội các cấp còn hạn chế. Tổ chức bộ máy của Hội ở địa phương còn bất cập, số lượng biên chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ Hội nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của Hội, còn làm việc theo lối hành chính.

Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội ở một số nơi chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác Hội và phong trào nông dân trong tình hình mới và nhu cầu của hội viên, nông dân.

Một số tỉnh, thành Hội chưa tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy và tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp với các ngành, đoàn thể để tổ chức triển khai công tác Hội và phong trào nông dân; thiếu chủ động trong vận động nguồn lực, còn trông chờ vào ngân sách Nhà nước và Hội cấp trên.

Một số cơ sở Hội chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát, thiếu kiên quyết trong việc xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém.

Nguyên nhân khách quan.

Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác Hội và phong trào nông dân.

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra đối với sản xuất nông nghiệp.

Một số cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện tốt cho nông dân phát triển sản xuất.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ cho hoạt động của Hội Nông dân cấp huyện và cấp xã còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Một là, các cấp Hội cần nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nhất là về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để gắn vào công tác Hội và các phong trào nông dân.

Hai là, các cấp Hội chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng để có chủ trương lãnh đạo cụ thể; tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền để có nguồn lực hoạt động; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, đoàn thể để có sức mạnh tổng hợp trong triển khai thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân.

Ba là, các cấp Hội phải kịp thời đổi mới phương thức hoạt động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; mọi chủ trương, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân phải xuất phát từ lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải có trọng tâm, trọng điểm, hướng mạnh về cơ sở; coi trọng chỉ đạo điểm để nhân ra diện rộng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý vi phạm.

Bốn là, thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân các cấp; chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Hội.

Năm là, thường xuyên chỉ đạo đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, tuyên truyền phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác Hội và phong trào nông dân.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ,

GIẢI PHÁP CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN NHIỆM KỲ VI (2013-2018) (2013-2018)

Trong những năm tới, kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, bất ổn. Tình hình ở biển Đông vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là những thách thức gay gắt với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta. Toàn cầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, thị trường… giữa các nước ngày càng gay gắt. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Đảng và Nhà nước tiếp tục thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Nghị quyết số 26- NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đang được các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện và đông đảo nông dân hưởng ứng tham gia với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp. Ngành nông nghiệp đang thực hiện các giải pháp tái cấu trúc ngành theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Quá trình tích tụ ruộng đất sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, cơ giới hóa nông nghiệp tăng nhanh, sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ngày càng phát triển. Hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp và khai thác hải sản trên biển... là xu thế phát triển trong thời gian tới.

Trong những năm sắp tới, nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn trong phát triển kinh tế - xã hội và còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn cần phải giải quyết. Các giá trị văn hoá truyền thống đứng trước thách thức bị mai một; ô nhiễm môi trường nông thôn, tệ nạn xã hội gia tăng, an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn còn diễn biến phức tạp. Nông nghiệp nước ta tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh rất lớn do sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn yếu kém. Trình độ văn hoá, tay nghề, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Tăng trưởng nông nghiệp mới chỉ tạo ra khối lượng nhiều, nhưng giá trị thấp; hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao.

Do tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông dân sẽ ngày càng giảm đi về số lượng, nhưng chất lượng ngày càng tăng lên. Theo dự báo, lao động nông nghiệp nước ta sẽ còn khoảng 40% lao động xã hội vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. Một bộ phận nông dân thiếu đất, thiếu việc làm cùng với ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, cạnh tranh của cơ chế thị trường… làm cho phân hoá giàu, nghèo diễn ra nhanh hơn, tác động sâu sắc đến sản xuất, đời sống của một bộ phận nông dân và nảy sinh những vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn.

Tình hình trên, sẽ tạo ra cả những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, của giai cấp nông dân và tổ chức Hội Nông dân trong thời gian tới. Đòi hỏi tổ chức Hội Nông dân các cấp phải vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ, đáp ứng những yêu cầu mới của thực tiễn đặt ra về nâng cao nhận thức chính trị, trình độ sản xuất, quản lý, kinh doanh và ý thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

A- PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU

Quán triệt quan điểm của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XI; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020); Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp

hành Trung ương (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH CÔNG tác hội NÔNG dân (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w