Biên độ hiện thực chiến tranh được mở rộng

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 59 - 63)

6. Cấu trúc của luận án

2.2.1 Biên độ hiện thực chiến tranh được mở rộng

Thể loại truyện ngắn với đặc trƣng là “thể tài tự sự cỡ nhỏ”, sự kiện đƣợc “gọt tỉa và dồn nén”, là một “lát cắt” đời sống nhƣng vẫn phản ánh một cách tinh tế và sâu sắc những vấn đề đời sống ở tầm khái quát rộng lớn nhất. Để phát huy tối đa ƣu thế thể loại truyện ngắn sau 1975 thể hiện nhiều góc nhìn hƣớng vào hiện thực chiến tranh biên giới khi nó đang tiếp diễn, khi chiến tranh đã qua trong sợi dây kết nối với hiện tại, đặt ra và biện giải những vấn đề mang tính nhân bản. Với tâm thế của ngƣời viết đƣơng thời, biên độ hiện thực chiến tranh đƣợc mở rộng.

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ tiếp tục đƣợc chọn làm bối cảnh, tình huống cho nhiều truyện ngắn: Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu),

Chú lùn thứ bảy (Lƣu Sơn Minh), Chiều vô danh (Hoàng Dân), Người sót lại

của Rừng Cười (Võ Thị Hảo), Mười ba bến nước (Sƣơng Nguyệt Minh), Hồn

cát (Nguyễn Hiê ̣p ), Tiếng chuông chiều (Lê Hoài Lƣơng ), Giấc mơ kí ức

(Phan Đức Nam), Truyền thuyết về Quán Tiên (Xuân Thiều)... Đây là hai cuộc chiến tranh kéo dài trong lịch sử hiện đại Việt Nam nên kí ức, ám ảnh về nó in đậm trong tâm khảm mỗi ngƣời và tàn tích mà nó để lại cũng nặng nề dai dẳng, điều đó hiện lên qua khả năng thấu thị của văn học.

Sau giải phóng, đất nƣớc ta vẫn phải tiếp tục hơn mƣời năm nữa cuộc chiến giữ biên giới và biển đảo, chiến đấu ở chiến trƣờng K với bao máu xƣơng tiếp tục đổ xuống. Sự khốc liệt, tổn thất lớn lao và âm thầm trên trận tuyến này là những trang bi hùng của lịch sử dân tộc. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, trên văn đàn đã xuất hiện nhiều tác phẩm về các cuộc chiến tranh ở chiến trƣờng K và biên giới phía Bắc. Trong tiểu thuyết phải kể đếnDòng

sông của Xô Nét (Nguyễn Trí Huân), Chiến tranh không phải trò đùa (Khuất

Quang Thụy), Biên giới, Bên rừng thốt nốt, Đất không đổi màu (Nguyễn Quốc Trung); Bên dòng sông Mê (Bùi Thanh Minh), Mùa xa nhà (Nguyễn Thành Nhân), và những năm gần đây là Miền Hoang (Sƣơng Nguyệt Minh),

Mình và họ (Nguyễn Bình Phƣơng), Hoang tâm, Xác phàm (Nguyễn Đình

Tú)... Các nhà văn đã chọn những bối cảnh, cách tiếp cận khác nhau để cho ra đời những đứa con tinh thần đƣợc thai nghén, ấp ủ về một thời kỳ lịch sử tàn khốc không đƣợc phép lãng quên.Cùng với đó, truyện ngắn cũng thể hiện sự xung kích qua nhiều tác phẩm về thời gian cam go tiếp tục bảo vệ chủ quyền này. Có thể kể đếnMùa khô này có một dòng suối trong (Nguyễn Chí Trung), Sự sống còn lại (Trung Trung Đỉnh), Truyện rất khó viết (Nguyễn Đông Thức), Chăn tha (Trần Thùy Mai), Em bé câm trước đền Angko (Lê Lựu), Biển Hồ yên tĩnh (Mai Ngữ), Anh ấy không đơn độc (Văn Lê), Chuyện

ở Pai-lin (Dạ Ngân), Khô Chănđara (Đỗ Viết Nghiệm), Chuyến xe đêm, Mã

Đại Câu- người quét chợ Mường Cang, Thím Hoóng(Ma Văn Kháng), Người

không đi qua hoàng cung (Chu Lai)...và gần đây làMặt trời bé con của tôi

(Thùy Linh), Trên núi Tưk - cot (Hồ Kiên Giang), Âm thanh của kí ức,

Chuyện Nguyên Phong(Doãn Dũng)...Truyện ngắn sau 1975 viết về kháng

chiến chống Mĩ chiếm số lƣợng lớn bởi đây là cuộc chiến giành độc lập, thống nhất nƣớc nhà. Cho đến nay thì cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, biển đảo sau 1975 vẫn là đƣợc đánh giá là đề tài chƣa đƣợc khai thác nhiều. Tuy

nhiên, đây cũng là điểm khác biệt của truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh so với giai đoạn trƣớc. Những sáng tác nàylà sự bổ sung làm nới rộng biên độ hiện thực của truyện ngắn về chiến tranh.Viết về một giai đoạn lịch sử mà sự hi sinh vô bờ bến để tiếp tục bảo vệ biên cƣơng, ngƣời cầm bút cũng bộc lộ những suy tƣ, nung nấu về suốt chiều dài lịch sử dân tộc, về việc bảo vệ sự sống và những giá trị của con ngƣời.Cũng nhƣ các thể loại văn học khác, truyện ngắn về chiến tranh đã bằng tiếng nói nghệ thuật góp phần đem đến cho độc giả cảm nhận sâu sắc hơn về lịch sử, về con ngƣời vùng biên ải và cả những năm tháng ngƣời lính trải qua trên đất bạn.Những sáng tác thành công về hai cuộc chiến tranh biên giớicũng là nơi lƣu dấu những thông điệp về chiến tranh nói chung.

Nhìn từ một phƣơng diện khác, hiện thực chiến tranh không chỉ là những thời điểm khốc liệt của các trận chiến - nơi bộc lộ cái cao cả và cái thấp hèn mà còn là hiện thực số phận con ngƣời cụ thể trong và sau chiến tranh. Mỗi truyện ngắn là một mảnh kí ức quá khứ chiến tranh gắn bó máu thịt với con ngƣời hiện tại. Chiến tranh đƣợc khắc hoạ không phải theo kiểu “tả trận”, với những “bản tin chiến sự”, là bối cảnh tôn vinh những anh hùng, con ngƣời của cộng đồng nhƣ trong văn học thời chiến và trƣớc 1986. Có sự gián cách không thời gian với hiện tại, con ngƣời có thể nghiền ngẫm và chiêm nghiệm về chiến tranh một cách sâu sắc, bao dung hơn. Bởi vậy, hiện thực lịch sử ấy đƣợc phác hoạ nhƣ là khung cảnh tô đậm con ngƣời với những khoảnh khắc số phận. Truyện ngắn về chiến tranh dần chạm đến những vấn đề mang tính nhân loại: quyền con ngƣời và tình ngƣời với ngƣời. Chính vì vậy, xậy dựng nhân vật trong truyện ngắn đƣơng đại về chiến tranhcũng hƣớng tới một cái nhìn khách quan, nhân văn về con ngƣời cả từ hai chiến tuyến trong cuộc chiến ấy. Suy cho cùng, con ngƣời vừa là “chủ nhân” vừa là “nạn nhân” của lịch sử, là xuất phát điểm và cũng là đích đến của mọi giá trị. Sau 1975, văn

học đƣơng đại trở về với đặc trƣng cốt tuỷ của nó: lấy số phận cá nhân con ngƣời làm trung tâm.

Chiến tranh còn đƣợc nhìn từ sự tác động đến số phận con ngƣời thời hậu chiến. Chiến tranh nhƣ ngọn núi lửa, dù đã tắt nhƣng dòng nham thạch vẫn âm ỉ cháy và để lại vết tích lâu dài. Truyện ngắn về chiến tranh gần đây tiếp tục mạch cảm hứng đã đƣợc gợi ra từ sau giải phóng với Tướng về hưu,

Người sót lại của Rừng Cười, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành... Thân

phận con ngƣời với bi kịch thời hậu chiến đƣợc khắc họa đầy ám ảnh trong dòng chảy cuộc sống hiện đại. Ở đây, chiến tranh chỉ lƣớt qua nhƣ lời dẫn cuốn sách, còn dấu tích của nó đƣợc xoáy sâu qua những số phận con ngƣời, trang nọ tiếp trang kia. Có thể kể đến Người sau cùng trở về làng Vọc (Hoàng Phƣơng Nhâm), Ai biết mộ liệt sĩ ở đâu (Văn Chinh), Nắng chiều (Thụy Anh),

Bốn mươi chín cây cơm nguội (Nguyễn Quang Lập), Miền cỏ hoang (Trần

Thanh Hà)... Từ đó, truyện ngắn về chiến tranh là tiếng nói lên án những cuộc chiến phi nhân tính đã làm “biến dạng” số phận biết bao thế hệ con ngƣời.Đây cũng là sự mở rộng hàm nghĩa của đề tài chiến tranh. Những trạng thái tâm lí, đời sống hậu chiến cũng là một phần không thể phủ nhận của chiến tranh.

Chiến tranh vốn là “nỗi buồn” của nhân loại dù nó diễn ra ở bất cứ nơi đâu. Những cuộc chiến tranh phi nghĩa, xâm lƣợc, áp đặt của một quốc gia, tổ chức nào đó đối với một đất nƣớc, dân tộc có chủ quyền vẫn đang là vấn đề có tính thời sự và bị nhân loại yêu hòa bình lên án. Còn với những quốc gia kiên cƣờng bền bỉ chống ngoại xâm đến hàng ngàn năm trong lịch sử xa xƣa và hơn nửathời gian thế kỉ XX nhƣ Việt Nam, đề tài chiến tranhđã và đang tiếp tục là sự thôi thúc mãnh liệt ấp ủ trong tâm thức ngƣời cầm bút nhiều thế hệ. Bởi văn học viết về chiến tranh từ kho tƣ liệu, ký ức tâm hồn của dân tộc còn là tiếng nói về quyền con ngƣời và nhắc nhở sự trân quý giá trị của nền hoà bình mà chúng ta đang có.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn việt nam sau năm 1975 veết về chiến tranh (Trang 59 - 63)